Thứ Ba, 12 tháng 2, 2013

0 Lưu ý với những thức ăn gây hôi miệng


Có rất nhiều nguyên nhân và tác nhân gây ra bệnh hôi miệng và song song với nó, cũng có rất nhiều biện pháp khắc phục và điều trị. Trước tiên chúng ta nên biết để tránh một số loại thức ăn gây hôi miệng.

suckhoe 1 Lưu ý với những thức ăn gây hôi miệngHành và tỏi – 2 thủ phạm đứng đầu trong danh sách gây hôi miệng
Sau khi ăn những món ăn như thế này, tốt nhất hãy uống thật nhiều nước…

Cơ chế gây “mùi” hơi thở của thức ăn

Một vài loại thức ăn gây hơi thở nặng mùi bằng chính mùi tỏa ra từ chúng. Có thể thấy rất rõ nếu ăn tỏi, hơi thở sẽ có mùi tỏi, thực chất là mùi của hợp chất lưu huỳnh, và sẽ mất rất nhiều thời gian để cơ thể “tống khứ” mùi này đi với sự trợ giúp đắc lực của nước bọt.
Và sẽ tốn thêm nhiều thời gian để “bay” mùi nếu một trong những loại thức ăn này rắt vào răng. Vậy nên nếu ăn một vài loại như tỏi và các món khai vị có tỏi, tốt nhất nên đi đánh răng để loại bỏ những mẩu thức ăn thừa trong miệng.
Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra mùi cơ thể lại chính là vi khuẩn. Đó cũng là lý do tại sao sau một đêm bạn thức dậy và thấy hơi thở có mùi dễ sợ, bởi đơn giản trong đêm,  tuyến nước bọt gần như ngừng hoạt động và điều này cũng có nghĩa vi khuẩn sẽ không thể bị tiêu diệt. Bởi vậy, nên đánh răng sau khi thức dậy và trước khi ăn sáng, nếu không bạn sẽ “nuốt trọn” lũ vi khuẩn này đấy.
Uống nhiều nước trong ngày là một cách tốt để làm sạch răng miệng và kích thích tuyến nước bọt hoạt động – bởi vậy cũng có thể hiểu rằng bất cứ thứ gì làm khô miệng cũng có thể ngăn chặn tuyến nước bọt chữa bệnh hôi miệng một cách tự nhiên. Các loại thức ăn hoặc nước uống có thể khử nước như cà phê và rượu, bởi vậy cũng nằm trong danh sách  tác nhân gây ra hôi miệng.
Vi khuẩn có thể không nhất thiết do thức ăn tạo ra, các sản phẩm từ sữa như sữa và pho mát cũng có thể góp phần sinh ra vi khuẩn bởi chúng chứa nhiều axit amin, môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở.
Miệng của bạn cũng có thể “bốc mùi” do một số loại axit. Điều này cũng có nghĩa một số loại thức ăn nghe có vẻ “vô tội” giống như nước cam cũng có thể gây ra hôi miệng. Axit cung cấp năng lượng cho vi khuẩn trong miệng và xuất hiện trong miệng khi bạn gặp một số vấn đề ở hệ thống tiêu hóa như hiện tượng trào axit.

Những thực phẩm gây hôi miệng

Nước ép cam quýt

Nước ép cam quýt có rất nhiều lợi ích với sức khoẻ do giàu vitamin C và chất xơ. Tuy nhiên nếu uống nhiều nước ép loại này sẽ là nguyên nhân gây hôi miệng do trong các loại nước ép cam quýt có chứa 1 lượng lớn axit citric giúp vi khuẩn phát triển nhanh chóng tạo ra nhiều hợp chất sulfur là nguyên nhân gây hôi miệng.

Cà phê

Nên giảm uống cà phê vì giống như nước ép cam quýt trong cà phê cũng chứa nhiều axit. Vậy nên hãy thay cà phê bằng trà trong đồ uống hàng ngày

Sữa và phô mai

Những người có hơi thở hôi nên tránh xa các thực phẩm có nguồn gốc từ sữa và phô mai. Các vi khuẩn sống trên bề mặt lưỡi thường rất thích các axit amino có trong các sản phẩm từ sữa vì thế mùi sulfur khó chịu càng được tạo ra nhiều.

Thịt và cá

Các thực phẩm giàu protein như thịt, cá, tịt gà cũng có thể gây hơi thở hôi khó chịu. Các vi khuẩn vùng miệng tiêu hoá protein vì thế tạo ra hợp chất sulfur dễ bay hơi. Dù chỉ một mẩu thịt nhỏ dắt vào kẽ răng cũng có thể giúp vi khuẩn phát triển nhanh chóng. Vậy nên hãy giảm lượng thực phẩm chứa protein như thịt, cá trong chế độ ăn hàng ngày để giảm mùi cho hơi thở.

Rượu

Sử dụng quá độ lượng đồ uống có cồn không những gây khô miệng mà còn làm xuất hiện mùi hôi khó chịu vùng miệng. Trong miệng rất cần có đủ lượng nước bọt cần thiết để hạn chế tối đa lượng tế bào chết quanh vùng miệng và cổ họng.

Tỏi và hành

Đây là 2 thủ phạm đứng đầu trong danh sách gây hôi miệng do trong tỏi và hành có chứa hợp chất sulfur tự nhiên gây hôi miệng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Niền răng Copyright © 2011 - |- Powered by TienHip.