Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013

2 Bệnh viêm lợi: lấy cao răng và cách điều trị viêm lợi


Bệnh viêm lợi: lấy cao răng và cách điều trị viêm lợi

Tại sao phải lấy cao răng? Lấy cao răng có đau không? Đây là câu hỏi mà nhiều người đặt ra, hãy hiểu đúng tác hại của cao răng và hiệu quả việc lấy cao răng mang lại cho bạn và đưa ra quyết định đúng đắn
Lấy cao răng – cách điều trị viêm lợi hiệu quả.
Tại sao vậy? đơn giản vì cao răng mảng bám xung quanh bề mặt thân,chân răng là thủ phạm tích tụ vi khuẩn gây tình trạng viêm lợi. Lấy cao răng là cách phòng và điều trị viêm lợi
Ban đầu cao răng chỉ bám ở phía trên thân răng - phần mà chúng ta có thể nhìn thấy đươc: bạn hãy thử soi gương và nhìn tại các thân răng phía gần lưỡi. Nếu thấy lớp mầu vàng hay đen có vẻ thô cứng – đó chính là cao răng. Càng ngày cao răng tích tụ lại càng nhiều dày lên và lan rộng lan cả xuống chân răng gây ra tình trạng viêm lợi nặng nề: lợi sưng tấy, đỏ, đau, chảy máu khi đánh răng hay chảy máu tự nhiên, mùi hôi khó chịu làm bạn mất tự tin … Và chính cao răng thủ phạm chiếm chỗ bám dính của mô lợi lên chân răng làm cho lợi tụt xuống và răng chúng ta trông dài ra và sớm lung lay
Làm thế nào để loại bỏ cao răng
Chúng ta có thể tự lấy cao răng không? Câu trả lời là không.
Bạn hãy đến phòng khám nha khoa để được nhận được sự trợ giúp. Nha sỹ lấy sạch cao răng tồn tại rất lâu trên miệng đã. Sẽ có thể chỉ mất 1 lần hẹn là miệng bạn đã sạch sẽ, nhưng có có khi phải đi lại nhiều lần vì ôi trời cao răng của bạn quá nhiều quá dày quá cứng không thể làm sạch ngay trong lần hẹn đầu tiên.
Bạn lo lắng rằng sẽ bị đau và chảy máu nhiều ư. Tất nhiên là sẽ hơi ê một chút, có chảy máu vì lợi của bạn đang viêm và sẽ đau nếu bạn được lấy bằng dụng cụ cầm tay. Nhưng bằng kỹ thuật lấy cao răng siêu âm thì những lo lắng của bạn sẽ được loại bỏ : ít đau, ít chảy máu, không làm tổn thương bề mặt răng so với các dụng cụ bằng tay. Hãy yêu cầu được chăm sóc 1 cách tốt nhất!
Sau khi làm sạch cao răng bề mặt răng sẽ được làm nhẵn bằng bột đánh bóng giúp nhăn ngừa sự bám dính của mùn thức ăn đồng thời giúp mô lợi bám dính trở lại che phủ phần chân răng phục hồi lại thẩm mỹ cũng như sự vững chắc của răng.
Lấy cao răng mang lại cho bạn lợi ích không chỉ về phòng, điều trị bệnh viêm lợi mà còn đem lại cho bạn những lợi ích khác:
- Trả lại môi trường miệng sạch sẽ hơn.
- Thẩm mỹ cải thiện đáng kể : răng trắng, sạch và mùi hôi giảm đáng kể.
- Giảm nguy cơ các bệnh lý răng miệng khác : viêm quanh răng,áp-xe lợi, sâu răng….
Thủ thuật đơn giản , ít biến chứng mà lợi ích từ việc lấy cao răng đem lại cho chúng ta là rất lớn.
Vậy những điều gì bạn có thể tự thực hiện:
- Hãy luyện cho mình thói quen vệ sinh răng miệng tốt: chải răng sau ăn, dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng và chải lưỡi để làm sạch mảng bám – mùn thức ăn bám trên răng và tích tụ thành cao răng.
- Bổ sung đầy đủ chất ding dưỡng đặc biệt là VTM nhóm B,C.
- Từ bỏ thuốc lá nếu như bạn đang hút chúng – thuốc lá làm suy yếu hệ thống miễn dịch và làm cho cao răng nhanh bám lên răng, cao răng cứng chắc khó loại bỏ hơn.
- Và hãy nhớ khám răng định kỳ 4-6 tháng/lần – nha sỹ sẽ loại bỏ cao răng mới tích tụ đồng thời phát hiện và điều trị những bệnh răng miệng khác cho bạn.
Đó là những điều bạn có thể làm để ngăn ngừa sự tích tụ cao răng, làm sạch miệng và chống lại bệnh viêm lợi.

1 Lấy Cao Răng


Lấy cao răng

   Lấy cao răng tại nhakhoaHSL bằng máy siêu âm Cavitron Bobcat Pro là thế hệ mới nhất của dòng máy lấy cao răng Bobcat nổi tiếng của nhà sản xuất và phân phối thiết bị nha khoa Dentsply của Mỹ, hiệu quả lấy cao răng sạch tới từng khe kẽ nhỏ của chân răng, cảm giác êm ái chân răng với sóng siêu âm tần số rung tiêu chuẩn 25Khz-30.Khz
   Với số lượng đầu lấy cao phát sóng siêu âm lên đến 50 chiếc, đảm bảo sự vô trùng cho số lượng bn lấy cao răng lớn mà không sợ dùng lặp lại dụng cụ trong ngày làm việc.
   Các kỹ thuật viên nha khoa nhẹ nhàng trong từng động tác chăm sóc, luôn gây tê bằng thuốc tê xịt làm giảm nhạy cảm toàn bộ niêm mạc miệng trước khi lấy cao răng










   Không chỉ dùng khay dụng cụ cá nhân riêng biệt cho từng người, nhakhoaHSL còn che phủ toàn bộ các nút bấm, tay cầm trên ghế răng bằng nilon đặc dụng cho mỗi ca điều trị nhằm phòng tránh lây truyền chéo toàn diện
   Đánh bóng răng là bước cuối cùng trong toàn bộ thao tác lấy cao răng nhằm giảm độ thô nhám của các cổ răng => lâu hình thành cao răng, với các khách hàng có tình trạng nha chu hoặc chải răng chưa hiệu quả, KTV sẽ dùng bàn chải một lần hướng dẫn ngay trên miệng nhằm truyền đạt cho khách hàng cách chải răng hiệu quả nhất.

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

1 Bị sâu răng do thiếu chất gì?


Sâu răng không chỉ do lười đánh răng, sử dụng răng sai cách mà chủ yếu là do ăn thiếu chất dinh dưỡng. Vậy phải ăn uống ra sao để phòng chống bệnh?
Có nhiều nguyên nhân gây sâu răng nhưng chủ yếu vẫn là hai nguyên nhân chính là thiếu ý thức vệ sinh răng miệng như không chịu đánh răng thường xuyên, để cao răng bám nhiều, ăn nóng lạnh đột ngột như uống nước đá, ăn kem, làm sang chấn vào răng như ăn phải sạn, va đập từ bên ngoài vào răng, dùng răng cắn những vật rắn như mở nút chai...
Còn nguyên nhân nội sinh chủ yếu hay gặp là ăn thiếu chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tái tạo và phát triển của răng. Vì vậy, để tăng cường sức đề kháng chống sâu răng dựa vào 3 yêu cầu dinh dưỡng sau.
Cần ăn nhiều rau và trái cây
Trong rau chứa rất nhiều chất xơ nên mỗi lần ăn sẽ giúp tăng cường khả năng tự làm sạch theo kiểu cọ xát cơ giới trên bề mặt của răng. Mặt khác, trong rau lại chứa nhiều vitamin sẽ cùng phối hợp với chất xơ làm cho vi khuẩn có trong khoang miệng mất đi môi trường nuôi dưỡng chúng nên đã làm giảm thiểu cơ hội cho vi khuẩn sâu răng tồn tại và phát triển gây sâu răng.
Bị sâu răng do thiếu chất gì?, Sức khỏe đời sống, Sau rang, benh rang mieng, thieu chat dinh duong, thit ga, trung, dau phu, sua, suc khoe, bao.
Ăn nhiều trái cây giảm sâu răng. (Ảnh minh họa)
Cần ăn ít những thức dính ngọt như các loại bánh ngọt, kẹo, sôcôla, vì sau khi ăn không đánh răng hoặc đánh không sạch, kẹo còn dính trong khe kẽ răng sẽ bị lên men tạo ra các axit hữu cơ phá huỷ men răng tạo ra cửa ngõ cho vi khuẩn sâu răng xâm nhập phá huỷ răng gây sâu.
Ăn nhiều các thức có chứa flo
Chất flo tuy nhiên chỉ là yếu tố vi lượng, nhưng nó đóng vai trò bảo vệ răng rất quan trọng, không thể thiếu vì nó có khả năng phòng trừ sâu răng rất mạnh. Ngoài ra, chất flo còn đóng vai trò kích thích tái canxi hoá chất men răng. Bởi vậy, cần ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều flo như lá chè, bắp cải, rau diếp, rau câu, tôm, cua... Trong số thực phẩm này thì lá chè chứa hàm lượng flo cao nhất nên việc uống nước chè tươi cần thiết cho việc bảo vệ răng không sâu. Mặt khác, trong lá chè tươi còn chứa các chất đa axit có khả năng hạn chế sự sinh sôi của liên cầu khuẩn và trực khuẩn, axit lactique.
Cần tăng cường dinh dưỡng
Đó là bảo đảm nhu cầu về các chất dinh dưỡng như protein, vitamin, canxi phốt pho... cho cơ thể có đủ chất cần thiết cho răng tái tạo và phát triển, nhất là phụ nữ có thai và tuổi thanh niên. Chất protein có tác dụng tạo tốt nền răng, vì vậy cần chọn lựa các thực phẩm chứa hàm lượng proteine cao như cá, thịt gà, trứng gà, đậu phụ, sữa...
Vitamin A kích thích men răng phát triển, tăng cường khả năng kháng axit, thường thấy trong các thực phẩm như thịt lợn, rau chân vịt, cà rốt, dưa chuột, lòng đỏ trứng... Vitamin C làm lợi cho giàu chất tế bào, kích thích tạo chất răng, có trong nhiều loại rau thịt như quả me rừng, cà chua, rau đay, rau ngót, rau chân vịt, bắp cải, bưởi, cam, quýt... Vitamin D có tác dụng điều tiết chuyển hoá can xi, giúp ích cho sự phát triển và canxi hoá răng, có nhiều trong dầu gan cá, sữa bò, gấc và hoa quả màu đỏ... Ngoài ra, canxi, phốt pho là những chất cần thiết giúp cho canxi hoá răng, có nhiều trong pho mát, sữa bò, xương cục, đậu phụ, tôm, cua... Magiê, có tác dụng kích thích sự phát triển men răng, có nhiều ở cá ngần, táo, thịt lợn, thịt bò...

0 Sức khỏe đời sốngTIN ĐỌC BÁO Cậu bé Trung Quốc có hàm răng phát triển lạ kỳ Cậu bé mang hàm răng "ma cà rồng"


Một cậu bé Trung Quốc đã phải lớn lên với 2 chiếc răng cửa sắc nhọn khiến cho cuộc sống của cậu gặp rất nhiều khó khăn.
Wang Pengfei, 16 tuổi, sống tại thành phố Trùng Khánh, tây nam Trung Quốc. Sinh ra đã mắc phải một chứng bệnh lạ, Pengfei có rất ít tóc và chỉ mọc duy nhất 2 chiếc răng nhọn hoắt.
Bà Wang Hui - mẹ của Pengfei đã đưa cậu đến bệnh viện địa phương để kiểm tra y tế hồi đầu tuần. Bà Wang cũng đã nhiều lần đưa con đi khám với mong muốn sẽ có cách chữa trị hàm răng cho con trai nhưng đều không nhận được kết quả khả quan.
Cậu bé mang hàm răng "ma cà rồng", Sức khỏe đời sống, Ham rang ma ca rong, ham rang ma ca rong, benh ma ca rong, benh rang mieng, benh la, benh hiem gap, phau thuat rang mieng, suc khoe, bao.
Cậu bé Trung Quốc có hàm răng phát triển lạ kỳ
Theo các bác sĩ ở bệnh viện Tây Nam, Pengfei chỉ có thể phẫu thuật khi ở tuổi trưởng thành. Chi phí cho ca phẫu thuật này là khoảng 70.000 đến 80.000 nhân dân tệ (tương đương 235 đến 270 triệu đồng).
Cậu bé mang hàm răng "ma cà rồng", Sức khỏe đời sống, Ham rang ma ca rong, ham rang ma ca rong, benh ma ca rong, benh rang mieng, benh la, benh hiem gap, phau thuat rang mieng, suc khoe, bao.
Hình chụp X-quang của Wang Pengfei
Bà Wang vô cùng lo lắng về tình trạng của con trai, cậu luôn thu mình vào thế giới riêng và cô lập với mọi người trong suốt thời gian niên thiếu.
Wang Pengfei đã tấn công bạn bè cùng lớp khi họ nhìn chằm chằm hoặc thì thầm bàn tán về cậu. Cậu bé rất mất tự tin với tình trạng của mình, thậm chí cậu còn không bao giờ chịu chụp hình.
Mẹ của Pengfei cho biết: “Tôi rất lo lắng, thằng bé không có bạn bè và dần dần nhận ra rằng nó khác với những đứa trẻ khác”.

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

1 Chỉnh răng mọc lệch sao là tốt nhất


Chỉnh răng mọc lệch sao là tốt nhất

Trẻ em hay người trưởng thành có răng bị lệch, nụ cười không hài hòa với khuôn mặt đều có thể chỉnh hình để có được kết quả thẩm mỹ và chức năng nhai hoàn hảo. Theo TS.BS Nguyễn Hữu Nam , nền xương và vị trí của răng sẽ được sắp xếp lại nhờ lực chỉnh hình răng, do vậy, cần thời gian để lực chỉnh răng có tác dụng trên xương hàm và răng nhằm di chuyển chúng như mong muốn. Việc điều chỉnh ở người lớn mất nhiều thời gian hơn ở trẻ nhỏ vì xương hàm người lớn đã cứng chắc ổn định.
Khí cụ giúp chỉnh nha
Ngày nay, sự ra đời của nhiều vật liệu và kỹ thuật mới, việc điều trị chỉnh hình răng cho người trưởng thành cũng được rút ngắn thời gian và đạt được kết quả tốt hơn trước đây.
Khí cụ ngoài mặt: Giúp định hướng sự phát triển của xương hàm như mong muốn. Thường sử dụng cho trẻ nhỏ từ 7 – 12 tuổi.
Khí cụ tháo lắp: Người sử dụng có thể tháo ra lắp vào mỗi ngày. Khí cụ này có thể được sử dụng để hỗ trợ, giúp loại bỏ một số thói quen xấu của trẻ. Tuy nhiên, do tính bất tiện vì phải tháo ra mỗi ngày, nên hiện nay, nhiều khí cụ tháo lắp đã được thiết kế để chuyển thành khí cụ có thể gắn cố định trong miệng. Những lần tái khám, khí cụ sẽ được BS tháo ra và kích hoạt lực.
Ảnh chỉ mang tính minh họa
Khí cụ cố định: Mắc cài là khí cụ cố định thông dụng được dùng phổ biến trong điều trị chỉnh nha. Nhờ tác dụng của các dây cung trong mắc cài, các răng sẽ được tác động lực để di chuyển đến vị trí mong muốn theo kế hoạch điều trị.
Ngoài ra, các neo chặn xương như minivis, miniplates được chỉ định trong một số trường hợp để giúp răng di chuyển nhanh hơn, hoặc những di chuyển mà các kỹ thuật chỉnh nha thông thường không làm được.
Nên chỉnh răng sớm
Nhiều phụ huynh thường băn khoăn, việc điều trị chỉnh nha cho trẻ nên thực hiện khi chưa có đủ các răng vĩnh viễn hay phải đợi đến khi trẻ thay hoàn toàn răng sữa.
Theo BS Nam, điều trị sớm có nghĩa là khi các vấn đề về sự phát triển răng mặt được dự báo sẽ xảy ra nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng. Khi trẻ còn nhỏ, tâm lý thoải mái, không ngại ngùng trong giao tiếp, nên có thể dễ dàng thích nghi với các khí cụ chỉnh nha. Việc điều trị sớm còn giúp trẻ loại bỏ và sửa chữa các thói quen xấu có hại như mút tay, đẩy lưỡi… Ngoài ra, giúp chuẩn bị nền xương hàm, mở đường, định hướng cho các răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí.
“Nhiều trường hợp yêu cầu chỉnh nha khi việc tăng trưởng đã hoàn tất, BS bắt buộc phải nhổ răng để có thể chỉnh lại cho răng đều đặn, hoặc làm giảm hô, móm cho bệnh nhân. Điều trị sớm còn mang lại cơ hội để chỉnh hình cho những ca bị lệch lạc trầm trọng về xương. Nếu để đến thời điểm không còn tăng trưởng, sẽ không thể điều trị được bằng chỉnh nha thông thường, mà phải phẫu thuật phức tạp với chi phí lớn” – BS Nam nói.
Chăm sóc răng miệng khi mang mắc cài
Mắc cài là nơi dễ tích tụ thức ăn và mảng bám. Nếu không chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách, bệnh sâu răng và nha chu có thể xảy ra. Để ngăn ngừa mảng bám, nên sử dụng bàn chải mềm chải răng. Cũng có thể chải răng bằng bàn chải dành cho bệnh nhân chỉnh hình. Dùng chỉ tơ nha khoa loại siêu nhỏ để làm sạch các kẽ răng nhưng tránh không để vướng mắc cài. Làm sạch các vị trí giữa răng và cung môi kim loại để lấy đi những mảng bám và những mảnh vụn thức ăn bám vào bằng bàn chải. Sử dụng nước súc miệng có fluoride để ngăn ngừa sâu răng. Tránh dùng những thức ăn cứng vì có thể làm bẻ cong cung môi, làm hỏng các khâu hoặc làm gãy các mắc cài. Trái cây và rau quả nên được cắt thành mảnh nhỏ để đưa vào miệng và nhai ở những răng sau. Tránh dùng những thức ăn có chất kết dính như kẹo chewing gum hoặc caramel vì chúng có thể bẻ cong cung môi hoặc làm gãy mắc cài. Hạn chế các thức ăn có thành phần đường cao vì chúng sẽ tăng nguy cơ sâu răng. Đến nha sĩ thường xuyên theo đúng lịch hẹn để được chăm sóc sức khỏe răng và nướu trong quá trình chỉnh răng. 

1 Trị răng hô


Trị răng hô

Chỉnh nha với kỹ thuật nhổ 2 răng 4 hàm dưới , không cần cố định hai hàm 1 tháng với việc dùng nẹp ốc nhỏ cố định vững chắc không sợ di lệch nên khách hàng có thể về ngay và ăn uống sau 24 h phẫu thuật thẩm mỹ chỉnh hàm
Nhổ chỉ 2 răng 4 hàm dưới có thể điều trị hô đạt kết quả thẩm mỹ

Chỉnh nha với kỹ thuật nhổ 2 răng 4 hàm dưới  không cần cố định hai hàm với ưu điểm :

-    1 tháng với việc dùng nẹp ốc nhỏ cố định vững chắc không sợ di lệch

-     Bệnh nhân có thể về ngay và ăn uống sau 24h  chỉnh hàm

-     Nhổ 2 răng 4 hàm dưới giúp cải thiện chức năng nhai và hàm răng

-     Cải thiện dáng cằm mà không cần phẫu thuật cằm 

Hình ảnh chí mang tính minh họa

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013

1 "Thị sát" răng miệng

Hầu hết bệnh răng miệng đều có thể phòng và trị nếu phát hiện sớm bằng mắt thường. Chẳng hạn, mọi chiếc răng sâu đều bắt đầu từ một vết ố trên men răng. Vấn đề là khoang miệng lại tự gây bất lợi cho mình vì khó quan sát.

Nhiều người nghiêm túc vệ sinh răng miệng hằng ngày nhưng ít ai chịu khó bỏ công và thời gian nhìn vào khoang miệng một cách nghiêm túc, nhất là những vị trí trắc trở như vòm miệng, hàm trên, mặt cạnh răng, mặt dưới lưỡi...

“Đoạn trường ai có qua cầu mới hay”, một chiếc răng sâu đủ gây lắm thiệt hại cho sức khỏe lẫn tiền bạc. Việc phòng tránh, ngoài đánh răng súc miệng, cần thêm động tác “thị sát” trước gương mỗi ngày, tốt nhất thành nếp sau mỗi lần đánh răng.

Vượt qua trở ngại tầm nhìn có thể dùng loại gương soi nhỏ có cán của nha sĩ (bán ở các cửa hàng thiết bị y tế) hoặc khéo tay ai cũng có thể tự tạo một cái. Sẽ hiệu quả hơn nếu cha, mẹ, con cái cùng làm… nha sĩ giúp nhau.

Kiểm tra khoang miệng thường xuyên còn có ích với quý ông thâm niên hút thuốc lá. “Mục sở thị” dung nhan ám khói, đen kịt ở mặt sau hàm răng, các ông sẽ có thêm động lực thảo “quân lệnh trạng” từ bỏ khói thuốc. Thai kỳ là cơ hội vàng của bệnh răng miệng và khá phiền nếu sản phụ mắc sâu răng, do vậy thanh sát khoang miệng kỹ là việc cần làm của các bà bầu.

Hãy thử sẽ biết: đây là một biện pháp phòng tránh bệnh răng miệng “nhỏ mà có võ”.

1 Khi răng sậm màu

Răng chuyển màu không chỉ làm mất thẩm mỹ, mà ẩn chứa nhiều nguy cơ khác. Vì thế, cần hiểu rõ nguyên nhân để có hướng điều trị thích hợp.

ThS-BS Trần Ngọc Phương Thảo - Khoa Kỹ thuật cao - BV Răng Hàm Mặt TP.HCM cho rằng, nguyên nhân làm cho răng sậm màu thường do vết dính trên bề mặt men gây ra bởi thức ăn, thức uống, thuốc lá, do thuốc súc miệng (thường được gọi là nguyên nhân ngoại sinh). Những người thường xuyên ăn trầu, uống nước chè đặc, ăn sôcôla nhiều cũng làm cho răng trở nên sậm màu. Một số người có sở thích trám lên răng những kim loại đắt tiền, do lâu ngày sự ôxy hóa kim loại làm cho răng bị ố vàng. Mặt khác, chỗ trám kim loại trên răng là điều kiện cho các loại vi khuẩn, bợn thức ăn bám vào làm đổi màu răng và có thể làm gia tăng nguy cơ sâu răng, nhất là đối với những người vệ sinh răng miệng kém.

Cơ chế thứ hai do sự hiện diện của các chất có màu trong men hay trong ngà răng (thường được gọi là nguyên nhân nội sinh). Các chất này có thể đi sâu vào trong cấu trúc răng trước hay sau khi mọc răng. Bên cạnh đó, sự sậm màu răng còn do nhiễm tétracycline xảy ra trong quá trình tạo ngà và là kết quả của sự tương tác kháng sinh với tinh thể hydroxyapatite trong giai đoạn khoáng hóa mô răng.

Các kháng sinh cùng nhóm với tétracycline như doxycycline, oxytétracycline, minocycline cũng gây ra sự đậm màu răng tương tự. Răng sữa có thể bị ảnh hưởng sớm nếu người mẹ dùng tétracycline sau khi mang thai được bốn tháng hoặc trẻ được dùng tétracycline trước chín tháng tuổi. Sậm màu răng sẽ xảy ra trên răng vĩnh viễn nếu trẻ dùng tétracycline trước bảy tuổi. Răng cũng có thể sậm màu do nuốt fluor quá nhiều trong quá trình hình thành và canxi hóa men răng tạo thành những điểm hơi nâu hay trắng đục. Những trường hợp nhiễm nặng gây khiếm khuyết men nhiều hơn không thể điều trị tẩy trắng răng thông thường mà phải phối hợp phục hình răng sứ thay thế hoàn toàn men răng bị khiếm khuyết đó.

Một số bệnh rối loạn máu như erythroblastosis fetails (phá hủy hồng cầu không tương hợp yếu tố rhesus giữa mẹ và thai nhi), thalassemia… có thể làm cho răng có màu nâu xanh hay nâu đỏ. Sự đậm màu răng sau khi mọc răng cũng xảy ra theo cơ chế tương tự trong trường hợp hoại tử tủy do chấn thương: việc chảy máu trong tủy dẫn đến sự xâm nhập máu vào các ống ngà. Tuổi càng cao cũng gây ra sậm màu răng do sự tích tụ ngà thứ cấp, hay do những thay đổi trên bề mặt men (mòn, nứt…) làm cho răng dễ nhiễm màu hơn. Ngoài ra các thủ thuật nha khoa có thể gây sậm màu răng do sự phóng thích kim loại từ miếng trám amalgam hay để sót lại mô tủy trong điều trị. Yếu tố di truyền có một vai trò quan trọng trong sự biểu hiện màu răng.

Thông thường, các vết sậm màu răng bên ngoài này thường có thể được điều trị bằng phương pháp đánh bóng răng (đối với những người bị răng đen, vàng do khói thuốc hoặc dùng nước chè đặc lâu ngày, muốn làm cho răng trắng trở lại thường là đi lấy cao răng, cạo sạch những vùng răng bị bám đen). Trám răng bằng vật liệu composite là cách thường được áp dụng cho những trường hợp răng mất men nhiều, đen sậm màu không có khả năng hồi phục độ sáng trắng.

Đối với sậm màu nội sinh thì cần đến phương pháp phức tạp và cao cấp hơn là phục hình răng sứ thay đổi màu răng. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại răng sứ, do đó nên tìm đến các nha sĩ có chuyên môn cao để được tư vấn kỹ, tránh tình trạng thay răng theo cảm tính, mất tiền, không có chất lượng.

Điều quan trọng là phải giữ gìn vệ sinh răng miệng thường xuyên sạch sẽ. Phụ nữ trong thời kỳ mang thai cũng như trẻ ở độ tuổi mọc răng, thay răng cần có chế độ dinh dưỡng bảo đảm. Khi bị sâu răng, viêm lợi, viêm tủy răng nên đi khám để được điều trị sớm, tránh để bệnh nặng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng màu răng.

1 Nhổ răng, những điều cần biết

Răng rung rinh: nhổ, răng hư: cũng nhổ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nha khoa, không phải răng nào "có vấn đề", bệnh nhân muốn nhổ cũng được.

Không bị đau nhưng chiếc răng cứ lung lay mãi khiến chị Thu (Q.Bình Tân, TP.HCM) rất khó chịu. Chị quyết định đến bệnh viện (BV) để nhổ. Thế nhưng, tại BV, chị nhận được lời khuyên nên giữ lại răng, không nên nhổ mà chỉ nên trám lại.

Những trường hợp không nên nhổ răng

Theo Thạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Bá Lân, Trưởng phòng Nha khoa 126 Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP.HCM, các trường hợp không thể nhổ răng có thể liên quan đến bệnh lý toàn thân hay tại chỗ.

- Các bệnh lý toàn thân bao gồm những bệnh lý về đông máu, bệnh tim mạch không kiểm soát, bệnh máu ác tính, bệnh tiểu đường không kiểm soát và một số loại thuốc điều trị. Trong những trường hợp này, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Vì vậy, bác sĩ chỉ quyết định can thiệp khi bệnh lý của bệnh nhân đã ổn định sau điều trị nội khoa.

- Các bệnh lý tại chỗ bao gồm những răng trong vùng đang điều trị xạ trị và bị nhiễm trùng cấp tính.                  

Ngoài ra, còn chống chỉ định nhổ răng nếu xét thấy vấn đề này không khẩn cấp ở phụ nữ có thai.

Những trường hợp cần phải nhổ răng:

- Răng bị sâu trầm trọng, không thể phục hồi.

- Hoại tử tủy nhưng không thể điều trị được với thủ thuật nội nha.

- Bệnh nha chu tiến triển dẫn đến răng lung lay trầm trọng không thể phục hồi.

- Răng mọc sai vị trí và răng không có chức năng.

- Răng nứt hoặc vỡ nhưng không thể tái tạo để bảo tồn.

- Khi có chỉ định phục hình lại răng.

- Răng ngầm được chỉ định. Tuy nhiên, không phải tất cả răng ngầm đều có chỉ định nhổ.

- Răng dư.

- Răng có sang thương bệnh lý như là khối u nhưng không thể điều trị hoàn toàn nếu không nhổ răng.

- Trước khi điều trị ung thư loại bỏ tủy trầm trọng hoặc xạ trị, bất kì răng nào có tiên lượng mơ hồ hay có tiềm năng nhiễm trùng đều phải được nhổ đi.

- Răng nằm trong vùng gãy xương hàm.

Số răng nhổ ở mỗi lần tùy thuộc vào vị trí của các răng, tình trạng răng và sức khỏe của bệnh nhân. Có thể nhổ 2 - 3 răng cùng một lần. Không nên nhổ các răng ở hai bên hàm trong một lần vì sẽ gây trở ngại trong quá trình ăn uống.

Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013

1 Trám răng, hàn răng


Trám răng, hàn răng

Hàn răng (hay trám răng) có thể hiểu một cách đơn giản là dùng vật liệu đặc biệt để khôi phục lại hình dáng và chức năng của răng.
Trám răng được thường sử dụng trong các trường hợp sau:
- Sâu răng: dùng vật liệu trám để bịt kín lỗ sâu răng, ngăn không cho vi khuẩn hoặc các tác nhân bên ngoài như nhiệt độ, hoá chất tấn công, huỷ hoại tuỷ răng.
- Chấn thương: trong các tình huống tai nạn khiến cho răng gẫy hoặc vỡ thì vật liệu trám được sử dụng để tái tạo lại hình dáng ban đầu, đồng thời đảm bảo tốt chức năng nhai của răng.
- Mòn răng: ví dụ trong trường hợp đánh răng quá mạnh, dùng bàn chải lông cứng, khiến cho lớp men răng ở bề mặt cổ răng bị hao mòn đáng kể, lộ lớp ngà răng, khiến người bệnh rất nhạy cảm khi ăn uống đồ nóng hoặc lạnh. Khi đó người ta có thể trám vết mòn, bảo vệ lớp ngà răng.
- Nhu cầu thẩm mỹ: ví dụ như răng cửa có màu vàng, mất thẩm mỹ, có thể sử dụng chất trám răng có màu trắng để bao bọc bề mặt răng, làm cho răng trở nên trắng.

Các loại vật liệu trám răng
Amalgam: Là loại vật liệu trám được sử dụng lâu đời nhất, có trên 100 năm tuổi. Đây là một hỗn hợp của các phân tử kim loại bao gồm thuỷ ngân, bạc, kẽm, đồng…
+ Ưu điểm: của Amalgam là rẻ, dễ dùng, sức chịu lực tốt nên thường được dùng trong các xoang to hoặc ở những nơi chịu áp lực lớn như mặt nhai của răng hàm.
+ Nhược điểm: là không thẩm mỹ do có màu xám bạc. Do đó thường chỉ được dùng để trám các răng ở phía trong của hàm răng như răng hàm. Ngoài ra, Amalgam còn dẫn nhiệt tốt, ảnh hưởng đến cảm giác của người bệnh khi ăn thức ăn nóng, lạnh.
 

Xi-măng silicat: cũng là loại vật liệu được sử dụng từ lâu. Nó có tính thẩm mỹ cao hơn Amalgam do màu sắc gần giống màu của răng.
Ưu điểm: của xi-măng này là dễ sử dụng, giá rẻ, dẫn nhiệt kém, bám vào răng rất chắc nên ít trường hợp bị rơi ra sau khi trám. Ngoài ra một số loại xi-măng silicat có chứa Flo, do đó có khả năng chống sâu răng.
Nhược điểm: là yếu, khả năng chịu lực và chống mòn kém, do đó chỉ dùng để hàn cổ răng, là nơi dễ phát sinh sâu răng và ít chịu tác động của ngoại lực có cường độ lớn.

Nhựa tổng hợp (composite): Đây là loại vật liệu mới nhất, được phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây. Ở nước ngoài, composite đang ngày càng được ưa chuộng bởi nhiều tính năng ưu việt của nó, hơn hẳn Amalgam và xi-mang silicat. Ở nước ta trám composite còn được gọi là trám răng thẩm mỹ.
 
 + Ưu điểm: nổi bật nhất của composite là tính thẩm mỹ rất cao. Có rất nhiều màu khác nhau để chọn lựa cho phù hợp với các màu răng khác nhau. Hơn nữa, độ cứng, độ chịu lực, chịu mòn của composite cũng cao hơn xi-măng (tuy nhiên vẫn kém hơn Amalgam). Do vậy có thể dùng nó để trám nhiều vị trí khác nhau trong miệng, từ những nơi đòi hỏi thẩm mỹ như răng cửa cho đến những nơi đòi hỏi khả năng chịu lực tốt như răng hàm.
+ Nhược điểm: của composite là giá thành đắt. Hơn nữa vật liệu này đòi hỏi nha sĩ phải có tay nghề cao, thao tác chính xác, nếu không miếng trám sẽ không đạt chất lượng yêu cầu (ví dụ như không bền, dễ bị rơi ra hoặc dễ bị tái phát bệnh sâu răng). Một điểm cần lưu ý nữa là khả năng chịu mòn, chịu áp lực của nhựa tổng hợp vẫn còn kém hơn nhiều so với Amalgam.
Vì những đặc điểm trên mà composite thường được dùng để trám răng cửa hoặc những xoang trám bé ở răng hàm.
Tính năng của composite vẫn đang không ngừng được cải thiện và trong tương lai gần đây sẽ là vật liệu số một để trám răng.

1 Tại sao chúng ta cần điều trị tủy chân răng


Tại sao chúng ta cần điều trị tủy chân răng

Răng của bạn phía ngoài là men, bên trong là ngà, trong cùng là vùng mô mềm gọi là tủy răng, ở đó có động mạch, tĩnh mạch, thần kinh và các mao mạch bạch huyết của răng. Ống tủy chân răng là những nhánh rất nhỏ, mỏng phân nhánh từ buồng tủy phía trên xuống đến chóp chân răng. Răng có thể có từ 1 đến 4 ống tủy.
Tại sao chúng ta cảm thấy đau ?
Nguy cơ và biến chứng là gì ?Những gì liên quan đến việc điều trị tủy chân răng ?

Khi tủy răng bị viêm bởi một lỗ sâu lớn hoặc do vết gãy, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào tủy làm tủy viêm. Tủy răng bị viêm sẽ làm gia tăng hoạt động của các tế bào và lượng máu lưu thông làm tăng áp lực bên trong tủy và gây đau. Người ta thường cảm thấy đau khi cắn, nhai trên đó hoặc khi uống và tiếp xúc với thức ăn nóng hay lạnh.
Tại sao chúng ta cần điều trị tủy chân răng ?
Bởi răng bị viêm tủy không tự lành lại được. Nếu không điều trị, nhiễm trùng sẽ lan rộng, vùng xương quanh răng đó sẽ bị thoái hóa và răng có thể bị rụng. Cơn đau thường trở nên tồi tệ hơn đến nổi bệnh nhân phải đến gặp nha sĩ khẩn cấp. Lúc đó, sự lựa chọn duy nhất thường là nhổ răng, nhưng nhổ răng có thể dẫn đến sự nghiêng lệch của những răng kế cận và sai khớp cắn. Mặc dù nhổ răng dễ hơn, nhưng khoảng trống mất răng sau khi nhổ cần đến một implant (cắm ghép răng) hoặc phục hình cầu răng và các biện pháp này đắt tiền hơn điều trị tủy chân răng nhiều. Nếu bạn còn có thể chọn lựa, tốt nhất là hãy giữ lại răng nguyên thủy của bạn.
Điều trị tủy chân răng là gì ?
Lấy tủy chân răng là phương pháp được thực hiện để cứu lấy răng bị chết hoặc bị hư hại trong ống chân răng bằng cách làm sạch kỹ lưỡng mô tủy bị bệnh và tạo hình lại ống tủy. Ống tủy sẽ được trám kín với Guttapercha, một vật liệu giống cao su, để ngăn ngừa sự tái viêm nhiễm của răng. Tiếp theo răng được trám kín vĩnh viễn hoặc bọc chụp.

Việc điều trị thường bao gồm 1 đến 3 buổi hẹn. Trước tiên bạn sẽ được gây tê tại chỗ để làm tê khu vực có răng đau, sau đó nha sĩ sẽ khoan một lổ từ thân răng xuống buồng tủy và đi dọc theo ống tủy bị viêm lấy sạch mô tủy bị bệnh và tạo hình lại, kế đến bông tẩm thuốc được đặt vào trong răng để diệt vi khuẩn. Tùy theo tình trạng răng, mà thân răng được hàn tạm thời để chống lại sự tái nhiễm bẩn hoặc răng được mở trống để dẫn lưu hoặc nha sĩ sẽ đi ngay vào giai đoạn trám bít ống tủy. Nếu nha sĩ hàn tạm, thì lần hẹn kế, miếng trám tạm được lấy đi, buồng tủy và ống tủy được trám bít với Guttapercha hoặc những vật liệu khác để ngăn sự tái viêm nhiễm. Nếu răng còn yếu, một chốt kim loại có thể được đặt vào ống tủy để tăng cường nâng đỡ răng, một khi được trám thì ống tủy được hàn kín vĩnh viễn. Cuối cùng nha sĩ thường bọc răng đó lại bằng chụp sứ để  đảm bảo răng sẽ không bị vỡ  và cải thiện hình dáng bên ngoài của răng.

Hơn 95% trường hợp điều trị tủy là thành công. Tuy nhiên, đôi khi vài trường hợp đòi hỏi phải điều trị lại do có những ống tủy phụ hoặc dụng cụ trám ống tủy bị gãy trong ống tủy, tuy nhiên cả hai điều này cũng hiếm xảy ra.
Sau điều trị tủy điều gì sẽ xảy ra ?
Thông thường ngay sau khi được điều trị chiếc răng đã hết đau. Ở một số trường hợp sự sưng nề mô tự nhiên có thể làm bạn khó chịu vài ngày, điều này có thể kiểm soát được bằng các thuốc giảm đau bán ở nhà thuốc. Từ thời điểm này trở đi nên chải răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên, tránh nhai thức ăn cứng trên răng đã lấy tủy và hãy đến gặp nha sĩ đều đặn để khám răng định kỳ 6 tháng / 1 lần.

1 10 THẮC MẮC THƯỜNG GẶP VỀ SÂU RĂNG


10 THẮC MẮC THƯỜNG GẶP VỀ SÂU RĂNG

Ăn đồ chua gây sâu răng? Nếu bạn điều trị lỗ hổng ở răng thì sẽ không bị sâu răng nữa? Sau đây là giải đáp của chuyên gia tư vấn tiêu dùng Hiệp Hội Nha khoa Mỹ:
1. Đường là nguyên nhân gây sâu răng hàng đầu?
Vi khuẩn gây sâu răng không chỉ thích đường mà còn ưa cả tinh bột - đường. Gạo, khoai tây, bánh mì, hoa quả và rau đều có chất tinh bột - đường.
Ngoài ra, một thủ phạm khác là do khoảng thời gian răng tiếp xúc thức ăn quá lâu. Do đó, nếu cứ nhấm nháp đồ ăn có đường, tinh bột - đường cả ngày thì đó thực sự là mối nguy hiểm cho răng.
2. Những thực phẩm có axít như chanh có gây sâu răng?
Thức ăn có tính axít như chanh, nước trái cây họ cam quýt hoặc nước ngọt không phải là nguyên nhân gây sâu răng nhưng chúng có thể gây hại cho men răng.                                                 
                                            Hãy thường xuyên tự kiểm tra răng để phát hiện sớm các bệnh ở răng miệng
3. Trẻ con bị sâu răng nhiều hơn người lớn?
Đó là một lầm tưởng do người lớn quá quan tâm đến sức khỏe răng miệng của trẻ.
Nhóm hay bị sâu răng chính là người cao tuổi do nước bọt giảm gây khô miệng, làm lượng axít tăng lên, thức ăn dễ dính vào răng.
4. Đặt thuốc Aspirin vào răng để chống đau răng?
Hoàn toàn sai. Nếu uống Aspirin thì có thể giúp bạn giảm cơn đau nhức. Tuy nhiên Aspirin là axít, nếu bạn để thuốc cạnh răng thực tế sẽ làm tổn thương mô lợi, nặng hơn thì gây áp-xe. Cách tốt nhất để giảm đau răng là uống thuốc.
5. Chất hàn răng cần phải thay?
Sai. Bạn chỉ phải hàn lại hoặc thay thế chất hàn răng khi chúng bị vỡ, sứt mẻ.
6. Nếu bạn bị sâu răng, bạn sẽ biết ngay?
Đó là một hiểu lầm tai hại. Ở giai đoạn đầu của sâu răng thì sẽ không có biểu hiện gì. Đến khi bạn cảm nhận được nỗi đau của những chỗ sâu răng gây ra thì lúc đó sâu răng đã ở mức độ nặng và gây tổn hại dây thần kinh rất nhiều rồi.
                                                  
7. Răng yếu có nghĩa là bạn bị sâu răng?
Hoàn toàn sai. Răng yếu chỉ đơn thuần bạn có hàm răng yếu hoặc lợi bị tụt để lộ chân răng. Răng yếu cũng là một yếu tố dễ gây sâu răng nhưng cũng còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác.

8. Sâu răng sẽ “bén rễ” vào tủy?
Bị vỡ, nứt hoặc các loại chấn thương ở răng cũng có thể gây ảnh hưởng đến tủy răng. Có rất nhiều trường hợp nghiến răng nhiều cũng gây chấn thương và cần điều trị tuỷ răng.
9. Ăn đồ cứng, cắn, nhai mạnh dẫn đến sâu răng?
Sai nhưng đôi khi lại đúng. Việc nhai, siết chặt răng, mài răng là một trong những cách hủy hoại răng vô thức tai hại nhất. Nhai nhẹ nhàng thì sẽ gây áp lực lên răng rất ít nhưng nhai mạnh, nhai đồ cứng trong thời gian dài sẽ gây “stress” cho răng, làm răng dễ bị tổn thương, tạo lỗ hổng, vết nứt vỡ, hở chân răng sẽ đẩy nhanh tốc độ sâu răng.
10. Răng sữa sâu không quan trọng?
Hoàn toàn sai. Răng sữa giữ chỗ cho răng vĩnh viễn. Nếu sâu răng sữa không được điều trị thì chúng có thể phát triển thành cơn đau nghiêm trọng và gây áp-xe.
Đôi khi nhiễm trùng có thể lây lan sang các khu vực khác của cơ thể và trong một vài trường hợp có thể dẫn đến tử vong.

1 Sâu răng và cách điều trị


Sâu răng và cách điều trị

Nếu không được điều trị, bệnh có thể gây các biến chứng như viêm tủy răng, viêm quanh cuống răng với các cơn đau dữ dội. Sâu răng còn có thể gây viêm hạch, viêm tủy xương, thậm chí gây nhiễm trùng huyết.

Sâu răng là một bệnh mạn tính phổ biến. Tuy y học đã phát triển nhiều, vệ sinh răng miệng đã được thực hiện rộng rãi nhưng tỷ lệ bệnh sâu răng vẫn ngày càng tăng ở các nước phát triển (90%, thậm chí 100% dân số).

Chẩn đoán sâu răng thường dựa vào các triệu chứng:
- Nhìn thấy lỗ sâu: Thường là thương tổn men và ngà răng. Nếu dùng que nạo ngà, lấy hết vụn bẩn thức ăn trong lỗ sâu, sẽ thấy đáy lỗ sâu rộng hơn miệng lỗ.
- Đau buốt khi kích thích: Khi thức ăn lọt vào lỗ sâu, khi ăn nóng, lạnh, ngọt..., bệnh nhân sẽ đau buốt; hết tác nhân kích thích sẽ hết đau.
- Nếu thấy răng có lỗ sâu mà đau thành cơn kéo dài khoảng 10 phút rồi dịu dần thì đó là dấu hiệu nhiễm trùng tủy răng. Lúc này, sự can thiệp của thầy thuốc là rất cần thiết.
Để điều trị sâu răng, cần nạo sạch ngà vụn, sát khuẩn lỗ sâu và hàn kín. Tùy theo vị trí của lỗ sâu, mức độ sâu và điều kiện kinh tế của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ chọn chất hàn phù hợp.
Để phòng sâu răng, không nên ăn vặt, nhất là thức ăn có đường; tăng cường thức ăn có nhiều chất xơ như rau, táo, cam... Cần tăng cường chất lượng tổ chức cứng của răng bằng cách: người mẹ mang thai ăn uống tốt, nhất là cung cấp đủ canxi và vitamin; trẻ em cần chống còi xương, suy dinh dưỡng vì điều này ảnh hưởng tới sự phát triển của răng. Vitamin D, fluor là chất vi lượng rất quan trọng để nâng cao chất lượng tổ chức cứng của răng.
Về vệ sinh răng miệng, cần chải răng đúng cách với kem chứa fluor, tốt nhất là sau bữa ăn. Nếu chải 1 lần/ngày thì nên làm vào buổi tối trước khi đi ngủ. Lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần.

1 Nguyên nhân sâu răng và cách chữa

Sâu răng là bệnh rất phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi (từ những trẻ răng sữa đến người già). Ngoài việc gây đau nhức và những biến chứng viêm tủy, viêm quanh chân răng, sâu răng còn gây ra những trở ngại về giao tiếp như hơi thở hôi, ngả màu men răng... Vì thế cần có những hiểu biết để phòng ngừa và đi điều trị sớm nếu mắc bệnh.

Thế nào là bị sâu răng?
Răng bị sâu khác với các bộ phận khác bị tổn thương, vì đây là một quá trình và là bộ phận duy nhất trong cơ thể không có khả năng tự phục hồi, phải chữa trị. Thông thường sâu răng phát triển liên tục từ lớp nông đến lớp sâu của răng.
Triệu chứng ban đầu là răng đổi màu, lúc này người bệnh chưa cảm thấy gì, lỗ sâu răng chưa có và kích thích do thức ăn nóng, lạnh chưa xảy ra. Một thời gian sau, răng biến đổi sang màu nâu hoặc màu đen. Lỗ sâu ở răng xuất hiện, người bệnh cảm thấy khó chịu khi thức ăn giắt vào lỗ sâu, cảm thấy buốt khi ăn thức ăn nóng, lạnh, đau khi có thức ăn nóng giắt vào. Nếu lỗ sâu tiếp tục bị sâu thì phần đáy lỗ bị bong calcium và mềm hóa, nhiễm vào tầng sâu của răng, làm cho bệnh nặng hơn. Khi răng đau kéo dài, hoặc mức độ đau gia tăng thì rất có thể tủy răng đã bị viêm. Bên cạnh đó, khi bị sâu răng, hơi thở của người bệnh còn có mùi hôi.

Những nguyên nhân gây sâu răng
Người ta cho rằng có 4 nhân tố như một chuỗi liên hoàn gây ra sâu răng là vi khuẩn, thức ăn, răng của từng người và thời gian.
Vi khuẩn gây sâu răng là các vi khuẩn bám vào mặt răng và có khả năng gây sâu răng, chúng sản sinh và tiết ra chất hữu cơ, polyore, enzyme thủy phân chất lòng trắng trứng (một thành phần trong nước miếng), những chất đó có thể hòa tan chất hữu cơ và phân hủy chất vô cơ của kết cấu răng. Các vi khuẩn này bám vào răng hình thành các đốm khuẩn, đến lượt các đốm khuẩn này phát triển tấn công răng.
Khả năng chống sâu của răng tùy thuộc vào trạng thái kết cấu của răng. Hàm răng không bị sứt mẻ, không khiếm khuyết, mọc thẳng hàng, thẳng lối, men răng trắng bóng, mức khoáng hóa răng cao là những yếu tố quan trọng chống lại các tác nhân gây sâu răng. Ngược lại, các yếu tố này không hoàn chỉnh thì nguy cơ sâu răng là rất lớn.
Sự gây ra sâu răng của thức ăn được nhắc đến nhiều nhất là đường, là cơ sở quan trọng để vi khuẩn bám vào đó sinh sôi nảy nở, nhất là ăn nhiều đường, ăn đồ ngọt, không đánh răng trước khi đi ngủ. Các gợn thức ăn còn bám vào các kẽ răng, nếu không đánh răng thường xuyên, hoặc/và không lấy cao răng định kỳ cũng sẽ làm môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển.
Quá trình từ răng mới sâu đến khi hình thành lỗ sâu phải trải qua một thời gian, nhanh hay chậm tùy thuộc vào sự vệ sinh, khả năng chống sâu của từng người và cũng phụ thuộc mức độ vi khuẩn nhiều hay ít. Người ta cho rằng từ lúc xuất hiện các đốm răng cho đến khi hình thành lỗ sâu có thể đến 1,5 năm, trong thời gian đó rất cần được điều trị kịp thời.

Điều trị răng sâu như thế nào?
Dùng thuốc điều trị cho những trường hợp mới chớm sâu, chưa hình thành lỗ. Thuốc dùng thường là chấm vào chỗ bị sâu, đây là những dung dịch có tính sát khuẩn. Phương pháp này chỉ nên áp dụng cho chỗ sâu của răng nghiền phía sâu vì dễ gây đổi màu men răng.
Biện pháp nạo bỏ phần răng bị sâu, áp dụng cho mọi lỗ sâu răng, nhất là lỗ sâu rộng, nhằm ngăn chặn sự phát triển tiếp theo của răng sâu.
Biện pháp tái khoáng phần bị sâu, dùng dung dịch gồm các chất calcium, phosphate, fluorine đổ vào nơi răng bị sâu. Phương pháp này áp dụng cho trường hợp răng chớm sâu, có khả năng thu hẹp vùng có màu trắng vôi hoặc vùng đó ngừng phát triển. Đây là phương pháp tái khoáng đơn giản, hiệu quả, không đau và an toàn.
Hàn vá lỗ sâu là phương pháp thường dùng nhất để chữa sâu răng, áp dụng đối với răng có khả năng định vị sau khi bị sâu. Khi hàn vá sử dụng chất liệu hàn vá để hàn thật chắc vào răng, vá vào chỗ khuyết của răng, khôi phục tính năng của răng, nhằm giữ được thẩm mỹ và chức năng cho hàm răng.

Phòng bệnh sâu răngTrước hết phải vệ sinh răng miệng sau khi ăn, trước khi đi ngủ. Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều đường. Trẻ em trong thời kỳ mọc răng, thay răng càng phải đặc biệt quan tâm đến hàm răng, như cho trẻ ăn đủ chất tạo răng, đánh răng và dạy trẻ biết đánh răng cho mình. Dùng kem đánh răng có chứa flourine, có thể dùng thêm nước súc miệng diệt khuẩn sau bữa ăn. Những phụ nữ mang thai cần bổ sung calcium để trẻ sinh ra không bị thiếu chất tạo răng. Mọi người cũng cần khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những biến đổi của răng, có các biện pháp điều trị phù hợp.

Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2013

0 Các dạng điều chỉnh răng để phục hình răng giả


Các dạng điều chỉnh răng để phục hình răng giả

phuchinhrangcua 150x107 Các dạng điều chỉnh răng để phục hình răng giả Để đảm bảo phục hình mới được thẩm mỹ, ăn nhai tốt và lâu dài… thì việc chuẩn bị phục hình – điều chỉnh cùi răng – đúng kỹ thuật rất quan trọng. Bên cạnh các yếu tố về đường hoàn tất, độ lẹm cho phép thì còn các yếu tố khác như góc điều chỉnh, mức độ điều chỉnh tối ưu. Tùy vị trí răng khác nhau, loại phục hình khác nhau thì mức độ diều chỉnh cũng khác nhau.
Khi điều chỉnh nhiều, cùi răng sẽ bị yếu đi, dễ gãy ngang. Nhưng nếu điều chỉnh ít quá thì phục hình làm xong không đẹp, lớp sứ mỏng quá sẽ dễ vỡ, nếu đắp dày thì dạng răng bị thô, hô… không tự nhiên.
Thông thường có các loại chuẩn bị phục hình – điều chỉnh răng – phổ biến sau:

1.Veneer toàn sứ – Laminate – Mặt dán sứ:

 venneer su Các dạng điều chỉnh răng để phục hình răng giả Bờ cắn được chỉnh ngắn đi 1mm và mặt dán sứ ôm phủ cả phía trong của răng. Phương pháp chỉnh răng này làm tăng độ lưu của mặt dán và thẩm mỹ đạt hơn, bề dày của mặt dán 0,6mm ở cổ răng, trung bình 0,7mm; cạnh cắn được mài ngắn đi 1mm; đường hoàn tất dạng bờ vai và đặt âm vào khe nướu để che màu răng nền quá sậm.
Ưu điểm của loại chỉ định này là mài ít mô răng, tuy nhiên loại phục hình này dễ sút ra, chịu lực ít hơn so với chỉ định loại mão sứ, do đó cần chú ý kỹ khi ăn nhai.
  2. Mão sứ toàn phần hay sứ kim loại, sứ quý kim:
Đối với mão sứ do yêu cầu về thẩm mỹ và kỹ thuật nên cần chỉnh răng nhiều hơn so với veneer nhưng chịu lực tốt hơn, không sút ra và đây có thể nói là giải pháp tối ưu – lâu dài nhất. Cổ răng điều chỉnh từ 0.6 – 1 mm, thân răng từ 1 – 1.5 mm, cạnh cắn từ 1.2 – 2mm.
 3. Điều chỉnh cùi răng hàm : Với răng hàm do lực nhai lên đến hàng trăm kg/cm2, nên việc điều chỉnh cần lưu ý về độ dày của phục hình và phần còn lại của cùi răng, mức độ điều chỉnh thông thường như sau:
maicuirangham Các dạng điều chỉnh răng để phục hình răng giả
Cổ răng từ 0.8 - 1mm, Thân răng từ 1 - 1.5 mm, Mặt nhai từ 1.5 - 2mm
duonghoantat su Các dạng điều chỉnh răng để phục hình răng giả
Đường hoàn tất của phục hình có thể là bờ vai hay bờ cong
 4.Góc điều chỉnh lý tưởng:
Góc diều chỉnh lý tưởng là góc 3 độ so với phương đứng. Góc nhỏ quá sẽ khó gắn phục hình. Ngược lại khi góc lớn quá sẽ làm độ lưu kém, làm phục hình dễ bị sút ra khi gặp lực tác động mạnh.
 gocmairang Các dạng điều chỉnh răng để phục hình răng giả
Tuy nhiên trong một số trường hợp cần phải điều chỉnh nhiều để giảm hô, móm, giảm mức độ lệch lạc … của một hay một số răng. Trong trường hợp này BS chuyên khoa sẽ thảo luận với bạn để có quyếtđịnh sau cùng.

0 Mất răng và hậu quả


Mất răng và hậu quả

Mất răng là một trong các sự cố gây ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe răng miệng và diện mạo. Khi một hoặc nhiều răng bị mất, các răng còn lại có thể bị dịch chuyển sang vị trí khác. Ðiều này có thể dẫn đến vấn đề về khớp cắn, mất thêm răng, sâu răng và bệnh về lợi.
————
nkla15 150x125 Mất răng và hậu quả
————–
  Downingtown Dental Inceram  Mất răng và hậu quả
Răng cửa bị thưa do mất răng bên trong
Porcelain Bridge Exton dent Mất răng và hậu quả
west chester teeth bonding1 Mất răng và hậu quả
Ngoài ra còn gây sai lệch về khớp cắn
8099509 Mất răng và hậu quả west chester teeth whitenin Mất răng và hậu quả
Dễ làm sâu răng
get blob.php nameTodd After 1a Mất răng và hậu quả
Làm răng đối diện bị thòng xuống hay trồi lên và gây bệnh về lợi – nướu răng.
Do đó, để đảm bảo sức khỏe lâu dài và thẩm mỹ của nụ cười, khuôn mặt,…cũng như để tiết kiệm chi phí, bạn cần đi kiểm tra răng ngay khi có những dấu hiệu bất thường hay răng bị ê, buốt. Việc điều trị kịp thời sẽ rất quý giá cho hàm răng và sức khoẻ của bạn.
Và nếu chẳng may bạn bị mất răng thì nên làm phục hình ngay khi có thể.
Bạn nên tham khảo và cân nhắc kỹ khi chọn nha khoa điều trị.

0 Phục hồi răng vỡ, mất, bị thưa hay giảm hô – móm…


Phục hồi răng vỡ, mất, bị thưa hay giảm hô – móm…

Với những đặc tính gần như là răng thậtrăng sứ là loại phục hình được ưa chuộng và chỉ định rộng rãi. Sau đây Nha Khoa Lan Anh xin được giới thiệu đến Quý Khách một số trường hợp phục hình – răng giả răng sứ tiêu biểu:

Trường hợp răng vỡ lớn – Phục hình bằng inlay Toàn Sứ Emax:
inlaysu Phục hồi răng vỡ, mất, bị thưa hay giảm hô   móm... inlaysu1 Phục hồi răng vỡ, mất, bị thưa hay giảm hô   móm...   inlaysu2 Phục hồi răng vỡ, mất, bị thưa hay giảm hô   móm...
Trước – Thực hiện trên mẫu – Sau khi gắn hoàn tất
 inlaysu3 Phục hồi răng vỡ, mất, bị thưa hay giảm hô   móm... inlaysu4 Phục hồi răng vỡ, mất, bị thưa hay giảm hô   móm...
Trước – Sau
Trường hợp Phục hình cầu răng hàm ( sứ kim loại):
 caurangham Phục hồi răng vỡ, mất, bị thưa hay giảm hô   móm... caurangham1 Phục hồi răng vỡ, mất, bị thưa hay giảm hô   móm... caurangham2 Phục hồi răng vỡ, mất, bị thưa hay giảm hô   móm...
Trước – Thực hiện trên mẫu – Gắn hoàn tất
Trường hợp phục hình với răng cửa (Mão toàn sứ):
maosu Phục hồi răng vỡ, mất, bị thưa hay giảm hô   móm...
Trước khi thực hiện – Răng bị chênh lệch
maosu1 Phục hồi răng vỡ, mất, bị thưa hay giảm hô   móm... maosu2 Phục hồi răng vỡ, mất, bị thưa hay giảm hô   móm...
 Lúc gắn — Sau khi gắn
Trường hợp phục hình răng sứ kim loại toàn hàm ( do mất và bị sâu nhiều răng):
 rangsu03 Phục hồi răng vỡ, mất, bị thưa hay giảm hô   móm... rangsu01 Phục hồi răng vỡ, mất, bị thưa hay giảm hô   móm...
Sườn sứ làm bằng kim loại Nha Khoa đặc biệt (NiCr, CrCo…)
 causukl16 Phục hồi răng vỡ, mất, bị thưa hay giảm hô   móm... causukl19 Phục hồi răng vỡ, mất, bị thưa hay giảm hô   móm...
Xử lí sườn – Opage
 causukl331 Phục hồi răng vỡ, mất, bị thưa hay giảm hô   móm... causukl333 Phục hồi răng vỡ, mất, bị thưa hay giảm hô   móm...
  Đắp sứ từng lớp một … rất công phu
causukl34 Phục hồi răng vỡ, mất, bị thưa hay giảm hô   móm... causukl363 Phục hồi răng vỡ, mất, bị thưa hay giảm hô   móm...
Điêu khắc bằng cọ cho from răng đẹp tự nhiên
 rangsu06 Phục hồi răng vỡ, mất, bị thưa hay giảm hô   móm... rangsu07 Phục hồi răng vỡ, mất, bị thưa hay giảm hô   móm...
Răng sứ gần hoàn tất
causukl452 Phục hồi răng vỡ, mất, bị thưa hay giảm hô   móm...  causukl454 Phục hồi răng vỡ, mất, bị thưa hay giảm hô   móm...
Làm nguội trước khi hoàn tất
 rangsu09 Phục hồi răng vỡ, mất, bị thưa hay giảm hô   móm... rangsu05 Phục hồi răng vỡ, mất, bị thưa hay giảm hô   móm...
Chuẩn bị nướng bóng sứ
 causukl455 Phục hồi răng vỡ, mất, bị thưa hay giảm hô   móm... causukl466 Phục hồi răng vỡ, mất, bị thưa hay giảm hô   móm...
Stain màu cổ răng – Cầu răng sứ hoàn tất
su veneer hoanh thanh Phục hồi răng vỡ, mất, bị thưa hay giảm hô   móm...
Trường hợp phục hình nhiễm tetracyline:
tetra truoc Phục hồi răng vỡ, mất, bị thưa hay giảm hô   móm...Để đổi màu răng cho các răng trong trường hợp nhiễm tetra nặng thuờng có hai cách chỉ định:
Veneer toàn sứ: mài ít mô răng, tuy nhiên loại phục hình này dễ sút ra, chịu lực ít, cần chú ý kỹ khi ăn nhai.
Mão sứ kim loại, sứ toàn phần hay sứ quý kim: đây là giải pháp tối ưu và lâu dài nhất.
Một số ca thực hiện điều trị tetracyline:
phuchinhsu2007 Phục hồi răng vỡ, mất, bị thưa hay giảm hô   móm...
5.Răng nhiễm tetra trước và sau khi phục hình
phuchinhsu20079x Phục hồi răng vỡ, mất, bị thưa hay giảm hô   móm...
6.Răng nhiễm tetra trước và sau khi phục hình
phuchinhsu200715x Phục hồi răng vỡ, mất, bị thưa hay giảm hô   móm...
7.Răng nhiễm tetra trước và sau khi phục hình
phuchinhsu200710x Phục hồi răng vỡ, mất, bị thưa hay giảm hô   móm...
8.Răng nhiễm tetra trước và sau khi phục hình
phuchinhsu20075x Phục hồi răng vỡ, mất, bị thưa hay giảm hô   móm...
9.Răng nhiễm tetra trước và sau khi phục hình
Phục hình răng sứ cho trường hợp Hô – Móm, thưa răng:
Trong một số trường hợp, chẳng may bị hô – móm mà bệnh nhân không thể chỉnh hình răng miệng,… thì phục hình sứ cao cấp là chọn lựa tối ưu. Phục hình răng sứ giúp khắc phục các vấn đề như răng không đều hoặc răng chật hàm, hàm trên hô hoặc hàm dưới đưa ra, vị trí xương hàm và khớp xương hàm bị lệch.
phuchinhsu 20071 300x150 Phục hồi răng vỡ, mất, bị thưa hay giảm hô   móm...
Trước và sau khi phục hình sứ cao cấp
phuchinhsu20079x Phục hồi răng vỡ, mất, bị thưa hay giảm hô   móm...
Trước và sau khi phục hình sứ cao cấp
phuchinhsu200718x 300x150 Phục hồi răng vỡ, mất, bị thưa hay giảm hô   móm...
Trước và sau khi phục hình sứ cao cấp
Tuy nhiên, loại hình điều trị (phục hình răng nhiễm Tetra và phục hình sứ cho hàm hô – móm ) khá phức tạp, do thay đổi nhiều răng nên đòi hỏi Nha Khoa – Bác Sĩ thực hiện phải có nhiều kinh nghiệm và khả năng phối hợp tốt với Labo răng giả để phục hình – hàm răng mới – đáp ứng không những về mặt thẩm mỹ mà còn chức năng ăn nhai, khớp cắn,… và thật sự số lượng nha khoa có khả năng này là không nhiều.
* Quý Khách có thể liên hệ trước với Nha Khoa trong trường hợp cần phục hình nhiều răng (chẳng hạn Quý Khách muốn đổi màu cho răng do răng bị nhiễm tetra, màu răng quá sậm ,…hay cần làm cầu răng nhiều đơn vị,…) để Nha khoa sắp xếp ưu tiên trước cho Quý Khách.
Với kỹ thuật tiên tiến ngày nay, với trang bị hiện đại, đồng bộ, với giá cả phải chăng cùng đội ngũ Bác Sĩ, Kỹ thuật viên tận tâm kinh nghiệm, chúng tôi tin tưởng sẽ làm Quý Khách hài lòng.
 

Niền răng Copyright © 2011 - |- Powered by TienHip.