Thứ Ba, 12 tháng 2, 2013

0 HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG:


HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG:
Ngoài vấn đề thẩm mỹ, miệng là cửa ngõ chính để đi vào cơ thể và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong:
- Sức khoẻ
- Dinh dưỡng
- Ngôn ngữ & phát âm
- Giao tiếp xã hội & giúp bạn tự tin
- Chất lượng cuộc sống
Sức khoẻ răng miệng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khoẻ của bạn. Tuy nhiên hầu hết mọi người chỉ để ý đến răng miệng do vấn đề thẩm mỹ mà không nhận thấy tầm quan trọng & mức độ ảnh hưởng của răng miệng với sức khoẻ. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của răng miệng và chắc sẽ khiến bạn muốn đánh răng ngày 2 lần và gặp nha sỹ thường xuyên hơn.
Miệng là cửa ngõ vi khuẩn và vi trùng xâm nhập vào cơ thể người. Miệng là nơi dễ dẫn đến việc nhiễm trùng và từ nơi này vi khuẩn /vi trùng đi tới các bộ phận khác trong cơ thể. Trên thực tế, rất nhiều bệnh được bắt đầu từ miệng. Các nghiên cứu cho thấy vệ sinh răng miệng kém có ảnh hưởng, hoặc dẫn đến viêm nướu, tiểu đường, bệnh tim mạch, rủi ro trong khi mang thai, và thậm chí đột quỵ. Nó nghiêm trọng hơn, nhưng thật khó chịu và việc chăm sóc răng miệng kém dẫn đến bệnh hôi miệng.
Đừng quên miệng là nơi bẩn nhất của cơ thể, bởi nó chứa rất nhiều vi trùng và vi khuẩn – kể cả khi bạn đánh răng rất sạch. Tuy nhiên, nếu ít được chăm sóc đến răng miệng, miệng bạn sẽ nhiều vi kkhuẩn và vi trùng hơn nữa. Đánh răng nhiều cũng chưa đủ, đánh răng thường xuyên, súc miệng với nước súc miệng diệt khuẩn, dùng chỉ nha khoa, và đi khám nha sỹ định kỳ 6 tháng/ 1 lần để được làm sạch răng là cần thiết, nhưng miệng bạn không bạo giờ hết được vi khuẩn.
Chế độ ăn lành mạnh cũng sẽ tốt đối với răng của bạn, Canxi sẽ giúp răng và xương bạn khoẻ hơn. Tránh hút thuốc sẽ giúp bạn có hơi thở thơm hơn. Để tránh bị các bệnh về răng miệng và  bị hỏng răng, hãy chăm sóc răng bạn thật tốt. Tốt nhất bạn nên đánh răng mỗi sáng sau khi thức dậy và đánh lại sau mỗi bữa ăn. Dùng nước súc miệng 2 lần/ ngày, và dùng chỉ nha khoa ít nhất 2 lần / ngày. Đi khám răng để được làm sạch & đánh bóng và kiểm tra ít nhất 2 lần/ năm.
Làm gì khi bị hôi miệng?
Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi khó chịu. Mùi hôi này có thể thường trực hoặc bị gây ra do các tác nhân nào đó.
Đối với hầu hết các bệnh nhân, hôi miệng bi gây nên do hàng triệu con vi khuẩn sống trong miệng, bám trên các mảng bám tích tụ sau khi ăn. Miệng là môi trường tuyệt vời cho vi khuẩn sống & sinh sôi do đặc điểm ẩm của môi trường miệng. Trên thực tế, hôi miệng cũng có thể được phát hiện một cách đơn giản ngay sau bạn thức dậy hoặc có thể có nguyên nhân từ vấn đề sức khoẻ toàn thân. Tuy nhiên, theo thống kê, hơn 80% các ca bệnh hôi miệng không phải là do nguyên nhân bệnh lý nghiêm trọng về sức khoẻ mà do vi khuẩn trong miệng gây ra.
Hôi miệng khi thức dậy buổi sáng là do khi bạn ngủ nước bọt ít tiết ra hơn. Khi nước bọt ít tiết ra, các tế bào chết sẽ đóng trên lưỡi Và vi khuẩn trong miệng sẽ ăn các tế bào chết trên lưỡi, gây ra mùi hôi. Đây là nguyên nhân tại sao mỗi người khi thức dậy buổi sáng đều bị hôi miệng.
Một ly do đặc biệt khác là nguyên nhân vệ sinh răng miệng kém. Nếu bạn không đánh răng thường xuyên, chắc chắn đôi lúc bạn sẽ bị hôi miệng.
Trong một số trường hợp, khi bị sâu răng, viêm nướu, nhiễm trùng ở răng cũng là nguyên nhân bị hôi miệng. Những trường hợp này, sau khi được chữa răng tốt, bạn sẽ hết bị hôi miệng. Việc tự chữa sẽ không giúp bạn giải quyết gốc rễ vấn đề hôi miệng. Ngoài ra hôi miệng trầm trọng cũng có thể gây nên bởi các bệnh lý tiểu đường, bệnh lý về gan hoặc phổi.
Hơn nữa, các thức ăn gây mùi như tỏi, hành, cà phê, thuốc lá cũng gây hôi miệng.
Hi vọng những thông tin trên bổ ích và giúp bạn tránh được tình trạng hôi miệng. Đừng để người khác cảm thấy ái ngại kih tiếp xúc vì hơi thở không mấy thiện cảm của bạn.
Nếu bạn bị hôi miệng, hãy mạnh dạn đến với Nha Khoa Sakura, chúng tôi chắc chắn sẽ giúp bạn tự tinh hơn.
Dùng chỉ nha khoa như thế nào?
Chăm sóc răng miệng là vô cùng quan trọng. Một việc quan trọng trong chăm sóc răng miệng mà nhiều người không mấy quan tâm là sủ dụng chỉ nha khoa. Viêc nghe thì rất đơn giản nhưng dùng chỉ nha khoa thế nào là đúng cách.
Bề mặt giữa các răng là nơi mà bàn chải của bạn không chải đến được, thì cách vệ sinh tốt nhất là dùng chỉ nha khoa. Bạn nên dùng chỉ nha khoa thường xuyên như đánh răng và tốt nhất là sau các bữa ăn, hoặc tối thiểu là buổi tối trước khi đi ngủ.
Để bắt đầu, hãy cắt 1 đoạn khoảng 15cm, quấn 2 đầu của sợi chỉ nha khoa vào ngón giữa, dùng ngón cái và ngón trỏ để đềiu khiển sợi chỉ luồn là chải qua lại giữa các răng. Khi chải giữa các răng bằng chỉ nha khoa, lưu ý đừng cắt sâu vào nướu. Lưu ý làm sạch kẽ giữa các răng bằng việc dịch chuyển qua lại sợi chỉ giữa các kẽ răng.
Đánh răng như thế nào?
Việc đầu tiên là bạn nên chọn cho mình một chiếc bàn chải tốt. Đầu bàn chải nhỏ và lông bàn chải mềm. Sợi bàn chải phải mềm vừa phải để đảm bảo đánh sạch bề mặt răng nhưng không quá cứng để làm ảnh hưởng đến nướu răng hoặc mòn răng của bạn.
Công việc tiếp theo là việc chọn kem đánh răng. Nói chung bất kỳ lọai kem đánh răng nào có chứa Fluor đều có thể giúp phòng ngừa sâu răng trừ khi bạn cần một điều trị bổ sung do nha sĩ chỉ định.

Nguyên tắc đầu tiên cho việc chải răng là bắt đầu với 1 vị trí nhất định và sau đó thực hiện giống như vậy ở vị trí đối diện và sau đó thực hiện cho tới khi chải sạch tòan bộ cả hai hàm.  Voi cách thức như vậy bạn sẽ không bỏ sót vùng răng nào cả. Thông thường một lượng kem đánh răng nhỏ bằng hạt đậu là đủ. Chải răng tốt sẽ tốn khỏang 2 phút và lý tưởng nhất là khoảng 4 phút.
Có rất nhiều phương pháp chải răng khác nhau nhưng phương pháp phổ biến nhất sẽ được thực hiện như sau:

Đặt lông bàn chải nghiệng một góc 45 độ và hướng về phía răng và nướu. Hơi ép nhẹ lông bàn chải về phía răng sao cho đầu lông bàn chải chui được vào kẽ giữa răng và nướu. Rung nhẹ khỏang vài lần rồi chải bàn chải xuống để làm sạch mảng bám trên răng và nướu. Lặp lại động tác này khỏang 6-10 lần và di chuyển sang vùng 2-3 răng bên cạnh. Nếu miệng bạn đầy bọt, thì có thể nhổ nước miếng và tiếp tục chải răng. Việc chải răng se hòan tất khi khi tất cả các mặt răng đều sạch.

Trên bề mặt nhai, chải những nhát ngắn sẽ giúp làm sạch mảng bám trên các hố và rãnh trên mặt răng.  Cũng giống như vậy đối với vùng răng cửa, để dọc bàn chải sẽ dễ làm sạch răng hơn.

Vấn đề chải răng bao nhiêu lần trong một ngày cũng rất đáng được quan tâm, lý tưởng nhất là nên chải răng sau mỗi bữa ăn. Nhưng nếu bạn không thể thực hiện được như vậy thì chải răng ít nhất 2 lần / ngày sau bữa sáng và trước khi đi ngủ. Cùng với việc chải răng nhớ đừng quên dùng chỉ nha khoa.
Sự thật về nước súc miệng
Một sản phẩm để duy trì vệ sinh răng miệng được gọi là nước súc miệng. Đây là một dung dịch thuốc súc miệng được dùng để súc miệng nhằm giúp cho miệng sạch hơn. Dung dịch súc miệng có chất kháng khuẩn và thành phần kháng mảng bám giúp diệt vi khuẩn, do đó ngăn ngừa mảng bám, viêm nướu và tránh hôi miệng. Có rất nhiều loại nước súc miệng khác nhau và cũng có tác dụng phòng ngừa sâu răng. Nước súc miệng có Fluor có thể giúp ngăn ngừa sâu răng. Tuy nhiên đừng quên chải răng và dùng chỉ nha khoa khi bạn có sử dụng nước súc miệng.
Nói chung, số lần súc miệng bằng nước súc miệng cho một người với số lần là  2 lần/ ngày vào khoảng 20ml. Để tạo hiệu quả tốt khi sử dụng nước súc miệng, nên súc miệng vào khoảng 30 giây và sau đó thì nhổ nước súc miệng
Thymol, eucalyptol, methyl salicylate, menthol, chlorhexidine gluconate, benzalkonium chloride, cetylpyridinium chloride, hydrogen peroxide, fluorides, enzymes and calcium là những thành phần thường có trong nước súc miệng. Ngoài những thành phần bên trên, còn có nước, sorbitol, sodium, saccharine và một lượng nhỏ cồn . Một số sản phẩm nước súc miệng thì lại không có chứa cồn.
Có một loại nước súc miệng gọi là nước muối súc miệng. Thông thường là muối sẽ được hòa tan trong nước nước ấm. Loại nước súc miệng này thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng hoặc các vấn đề răng miệng khác. Một lọai nước súc miệng khác cũng được sử dụng là nước oxy già pha loãng.

Một loại nước súc miệng khá phổ biến hiện nay là nước súc miệng Listerine. Sản phẩm này được đặt tên theo tên người sáng lập ra nghành kháng khuẩn hiện đại lá Joseph Lister Lạoi nứơc súc miệng này được phát minh năm 1895. Lúc đầu, nó đã được điều chế bởi Bác sĩ Joseph Lawerence and Jordan Wheat Lambert như là một chất kháng khuẩn trong phẫu thuật.  Rất sớm ngay sau đó, Listerine đã trở thành nước súc miệng đầu tiên được bán ở Mỹ.

Sử dụng thường xuyên nước súc miệng nổi tiếng hoặc tự chế tại nhà đều có tác dụng ngừa sâu răng và cải thiệng vệ sinh răng miệng.

Như đã đề cập ở trên, vệ sinh răng thì rất quan trọng để duy trì sức khỏe răng miệng. Cùng với nước súc miệng, chải răng và dùng chỉ nha khoa cũng được coi như là những nhân tố quan trọng trong việc giữ gìn vệ sinh răng miệng.

Làm như thế nào để phục hồi lại những răng bị hư?
Có răng sâu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến vấn đề tâm lý. Trong xã hội ngày nay, chỉ có những người nụ cười hòan hảo sẽ có nhiều cơ hội để thành công. Trước đây thường những người có nụ cười đẹp là ngôi sao điện ảnh, những người có đủ khả năng chi trả cho những vấn đề thẩm mỹ.
Ngày nay những quy trình về thẩm mỹ nha khoa đã rất phổ biến và rẻ hơn so với trước đây.  Trong khi nha khoa thẩm mỹ đã rẻ đi đáng kể, nên không có lý do gì để bạn trì hõan việc tạo lại vẻ thẩm mỹ cho nụ cười của bạn với chi phí rẻ hơn và ít đau đớn hơn.
Tùy thuộc tình trạng răng của bạn, bạn sẽ có một số lựa chọn. Điều trị phổ biến nhất và đơn giản nhất là tẩy trắng răng giúp những răng đã bị ngả màu sáng trở lại. Ngày nay quy trình tẩy trắng răng rất hiệu quả và an tòan.  Có rất nhiều bộ thuốc tẩy trắng răng khác nhau có thể giúp bạn có hàm răng trắng và sáng hơn sau vài ngày hoặc vài tuần. Tuy nhiên nếu bạn cảm thấy không hài lòng với kết quả đạt được, thì bạn có thể tới phòng khám để thực hiện tẩy trắng răng tịa phòng khám với một chi phí cao hơn một chút nhưng hiệu quả sẽ là tối ưu.
Răng chen chúc cũng là vấn đề thường gặp Tùy thuộc mức độ chen chúc, bạn cũng sẽ có một số lựa chọn. Răng chen chúc nhẹ cũng có thể được điều chỉnh lại bằng mặt dán sứ. Đây là một mặt dán cực mỏng sẽ được làm và dán vào răng của bạn.  Trong trường hợp răng chen chúc nhiều, sẽ được sắp xếp lại cho bớt chen chúc trước. Sau đó có thể thực hiện mặt dán sứ trên các răng. Kẽ hở giữa các răng cũng sẽ được đóng lại với mặt dán sứ.
Một trường hợp răng chen chúc thực sẽ được chỉnh sửa bằng mắc cài hoặc bằng dụng cụ làm thẳng răng. Những trường hợp nhẹ có thể chỉnh bằng dụng cụ làm thẳng răng trong khi những trường hợp nặng thì bắt buộc phải có sự can thiệp bằng mắc cài.  Ngày nay các mắc cài sứ sẽ đảm bảo được tính thẩm mỹ hơn là mắc cài kim loại. Mắc cài hiện nay rất dễ mang và không tạo sự khó chịu.
Nếu răng bị hư hỏng nặng, không thể chữa được và bắt buộc phải nhổ bỏ, thì có thể khôi phục lại bằng Implant. Với kỹ thuật cắm Implant sẽ giúp bạn có một chiếc răng mới. Trước đây việc cắm Implant có thể kéo dài hàng tháng và với nhiều đau đớn. Ngày nay việc cắm Implant có thể thực hiện nhanh hơn và ít chấn thương. Với kỹ thuật CT Scan, bác sĩ có thể tìm vị trí tối ưu để cắm Implant, nha sĩ sẽ sử dụng 1 mũi khoan có kích cỡ trùng với kích cỡ của Impalnt để giảm thiểu chấn thương.  Bạn sẽ rời khỏi ghế với một chiếc răng mới trong miệng.
Một nụ cười hở nướu cũng là vấn đề của rất nhiều người. Cho dù bạn có hàm răng đẹp, nếu quá nhiều nướu bị lộ ra sẽ làm cho răng của bạn ngắn lại. Ngày nay với kỹ thuật laser, vấn đề cười hở nướu có thể được giải quyết. Nướu của bạn sẽ được cắt chỉ trong vài phút mà không đau đớn gì.
Có rất nhiều kỹ thuật tiên tiến phát triển trong những năm gần đây trong lĩnh vực nha khoa thẩm mỹ. Không có lý do gì để những vấn đề như răng hoặc nụ cười không thẩm mỹ tồn tại.
Nguyên nhân gây sâu răng và làm nhhư thế nào để phòng tránh sâu răng?
Sâu răng là một quá trình rất chậm. Sâu răng thường gây ra bởi vi khuẩn gây sâu răng ẩn trong răng. Vi khuẩn gây sâu răng có thể cũng làm nhiễm trùng, dẫn đến răng lung lay và mất răng nếu không được chữa trị kịp thời.
Cách tốt nhất để phòng tránh sâu răng là nên đánh răng, dùng chỉ nha khoa và súc miệng bằng nước súc miệng có Flour thường xuyên là gặp nha sỹ định kỳ 2 lần/ năm. Bạn cũng nên tránh ăn hoặc uống nước có nồng độ đường quá cao.
Nguyên nhân gây sâu răng:
Sự kết hợp của thức ăn đóng trên mặt răng và vi khuẩn trong miệng là môi trường dẫn đến sâu bề mặt men và ngà răng. Thức ăn như tinh bột, đường, sau khi ănnếu không được đánh răng sẽ dính trên mặt răng. Vi khuẩn trong miệng sẽ ăn những thức ăn dính trên mặt răng và tạo ra một lớp acid trên bề mặt răng, dẫn đến sâu răng.
Các triệu chứng của sâu răng:
Răng sâu thường không có triệu chứng gì, trừ khi lỗ sâu đã được hình thành rõ ràng trên mặt răng. Khi lỗ sâu được hình thảnh rõ ràng, bạn có thể bị đau răng.
Chẩn đoán sâu răng:
Nha sỹ có nhiều cách chẩn đoán sâu răng khác nhau. Thông thường nha sỹ sẽ chụp phim X-Quang hàm răng của bạn và dùng 1 dụng cụ nhỏ có đầu nhọn hay còn gọi là thám châm để thăm dò sâu răng.
Điều trị sâu răng:
Việc điều trị và kế hoạch điều trị phụ thuộc vào tình trạng sâu của răng. Khi răng bạn được xủ lý Fluor, thì khả năng bị sâu răng sẽ giảm. Trường hợp lỗ sâu nhỏ và nông, nha sỹ có thể trám lại lỗ sâu bằng composite. Trường hợp răng & tuỷ răng bị chết, bạn cần chữa tuỷ. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể cần phải nhổ răng.
Một vấn đề răng miệng nghiêm trọng khác là tình trạng nướu của bạn. Liệu nướu răng của bạn có khoẻ & tốt không? Để biết thêm thông tin về nướu răng, vui lòng đọc những thông tin dưới đây.
Bệnh lý về nướu răng có chữa được không?
Bệnh lý về nướu răng có chữa được không? Câu trả lời là “Có”. Nếu bạn đến nha sĩ để được sử lý sớm, bệnh nướu răng của bạn hòan tòan có thể chữa khỏi được. Những trướng hợp bệnh nướu răng nặng hoặc đã bị lâu, khả năng chữa khỏi sẽ khó hơn và nó đòi hỏi nha sĩ phải làm vệ sinh răng miệng rất sạch và theo dõi thường xuyên 1 thời gian cho đến khi ổn định.
Trường hợp bạn bị hôi miệng, bạn nên tuân thủ nghiêm ngặt chế độ vệ sinh răng miệng để chữa dứt điểm bệnh hôi miệng.
1. Đánh răng kỹ sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ. Sau mỗi bữa ăn bạn nên súc miệng với nước sạch hoặc đánh răng để thức ăn không bám trên bề mặt răng và diệt bớt vi khuẩn nằm giữa các kẽ răng.
2. Xúc miệng với nước xúc miệng diệt khuẩn ít nhất 2 lần/ ngày, mỗi lần 30 giây. Việc xúc miệng với nước diệt khuẩn sẽ giúp diệt vi khuẩn nằm kẹt dưới đường viền nướu với răng
3. Dùng chỉ nha khoa hàng ngày. Đối với bệnh nhân bị bệnh hôi miệng, bạn nên chú ý xỉa răng bằng chỉ nha khoa kỹ ở khu vực nướu răng.
4. Để vệ sinh răng sạch nhất, bạn nên tìm mua tăm nước. Đây là bàn chải đặc biệt bắn tia nước thật mạnh vào trong răng để làm sạch kẽ răng, bề mặt răng bằng áp lực của nước, những tăm nước cao cấp sẽ có các đầu dẫn đặc biệt bắn nước vào góc khúât bên trong giữa các kẽ răng , nơi mà bàn chải không chải sạch được. Liên hệ với Nha Khoa Sakura để mua tăm nước đặc biệt này.
Việc cẩn thận chăm sóc răng miệng sẽ giúp bạn phòng ngừa và chữa trị bệnh hôi miệng, tuy nhiên nếu bệnh hôi miệng của bạn đã quá nặng và đã bị tương đối lâu, bạn cần đến nha sỹ để được chữa trị.
Nếu bệnh hôi miệng của bạn nặng, nha sỹ cần làm vệ sinh nướu răng cho bạn. Nha sỹ chụp phim X-Quang để tìm các vị trí túi vi khuẩn ẩn dưới nướu răng. Nha sỹ sẽ cạo vôi dưới nướu, làm sạch các túi vi khuẩn này, và hướng dẫn bạn dùng nước súc miệng đặc trị cho bệnh viêm nướu.
Trường hợp, sau khi xử lý như trên bệnh lý về nướu và bệnh hôi miệng vẫn chưa khỏi, nha sỹ cần phải phẫu thuật nướu răng để cắt vạt nướu, làm sạch và khâu trở lại. Sau phẫu thuật, bạn cần được tái khám một vài lần để đảm bảo vết thương tốt. Thống kê cho thấy, các trường hợp viêm nướu mãn tính, sau phẫu thuật tỷ lệ thành công hết viêm nướuvà hết bệnh hôi miệng là 50%.
Việc phát hiện sớm bệnh lý viêm nướu và hôi miệng là rất quan trọng. Khi phát hiện và xử lý sớm, tỷ lệ điều trị thành công bệnh lý viêm nướuvà hôi miệng rất cao. Hãy liên hệ với Nha Khoa Sakura để đặt lịch khám.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Niền răng Copyright © 2011 - |- Powered by TienHip.