Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

0 Vấn đề răng miệng ở giới văn phòng


BS. Nguyễn Vũ Xuân Huy, Khoa Răng Hàm Mặt, Phòng khám Victoria Healthcare Mỹ Mỹ chia sẻ ý kiến về các vấn đề răng miệng mà giới văn phòng thường gặp.


Các bệnh về răng miệng ít khi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, nên nhiều người thường lơ là vấn đề chăm sóc. Đặc biệt là giới văn phòng có thói quen ăn vặt, hay đơn giản là ngậm kẹo the để tỉnh ngủ, càng dễ mắc phải các bệnh răng miệng. Chắc hẳn không ít lần bạn thoáng chột dạ khi đối tác, khách hàng thoáng nhích người, quẹt mũi khi bạn nói lớn tiếng, cười hay hắt hơi; hoặc bất chợt nhìn vào tấm hình chụp với đồng nghiệp, thấy răng mình sao mờ ảo như ánh đèn đường trong mưa!

Qua những đợt khám sức khỏe cho nhân viên các công ty, cho thấy, vấn đề răng miệng hay gặp nhất ở nhân viên văn phòng là bệnh về nướu răng. Theo thống kê, khoảng 75% dân số thế giới mắc các bệnh về nướu răng ở các mức độ khác nhau, và tỉ lệ ở nam cao hơn nữ. Việt Nam cũng không ngoại lệ, có thể là vì chưa có thói quen khám răng, cạo vôi, đánh bóng răng định kì. Bên cạnh đó là bị ảnh hưởng bởi những thói quen xấu như hút thuốc lá, hay ăn quà vặt, ít uống nước. Các thói quen uống trà, cà phê ở nơi công sở cũng góp phần làm răng có vết màu và bị nhiễm sắc.
Một vấn đề khác nữa là bệnh mòn răng, thường là mòn răng cơ học-tức là do chải răng quá mạnh nhưng lại không sạch. Một số người ý thức được việc vệ sinh răng miệng, nhưng chưa biết cách chải răng. Việc chải răng không đúng cách sẽ làm tổn thương đến mô răng. Hiện tượng này kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng ê buốt, nếu không được ngăn chặn và chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến mô bên trong, nặng hơn nữa là mất răng.
Vấn đề mà các nhân viên độ tuổi 25 trở lên hay thắc mắc và than phiền là răng khôn. Răng khôn là răng cối thứ 3, mọc sau cùng, vào lúc trưởng thành (trên 18 tuổi). Do lúc này không còn đủ chỗ để mọc, nên nó rất "khôn" khi tìm mọi cách để được góp mặt cùng anh chị em, bằng cách "nằm nghiêng", "nằm xéo". Vì bị nghiêng nên điểm tiếp xúc với các răng trước không tốt, thức ăn dễ bị kẹt lại và nằm ở những ngách mà bàn chải khó đưa vào, tạo điều kiện thuận lợi cho sâu răng. Đối với các răng khôn bị kẹt, không mọc lên được sẽ gây viêm vùng mô xung quanh với biểu hiện như sưng, đau dai dẳng. Nếu nhổ trễ sẽ gây ra biến chứng nghiêm trọng như tạo u và phá hủy xương hàm.
Nếu gặp phải một trong những vấn đề trên, bác sĩ thường khuyên các bạn ở độ tuổi trưởng thành nên chủ động chụp phim răng toàn cảnh (panorama) để biết mình có bao nhiêu răng khôn, vị trí mọc, sau đó bác sĩ sẽ tư vấn có nên giữ lại hay không, để nhổ kịp thời trước khi xuất hiện biến chứng. Bạn nên nhớ, răng chỉ thực sự có chức năng khi nó có răng đối diện, vì vậy, nếu răng khôn ở hàm dưới bạn mọc thẳng, nhưng hàm trên, ở vị trí đó trống thì cũng không giúp bạn được gì. Điều quan trọng không phải là số lượng răng mà là răng mọc trật tự giúp bạn dễ dàng vệ sinh.

Vấn đề mòn răng, nên tư vấn với Bác sĩ để có hướng dẫn chải răng đúng cách và dùng bàn chải loại có lông mềm, chải răng 2 lần/ngày sau bữa ăn, mỗi lần hai phút, kết hợp với chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng. Vấn đề viêm nướu, vàng răng, bạn cần súc miệng bằng nước lọc sau khi ăn uống, uống nhiều nước hằng ngày để tăng lưu lượng nước bọt giúp ngừa sâu răng và ngăn chặn quá trình hình thành các mảng bám.
Đánh răng là việc cần thiết, nhưng nếu sau mỗi lần ăn lại đi đánh răng thì bên cạnh nguy cơ bị mòn răng, còn ảnh hưởng đến thời gian làm việc, khó tập trung cho công việc, vì thế, Tổ chức Nha Khoa Thế Giới khuyên nên đánh răng 2 lần/ngày, ngay sau bữa ăn và kết hợp chỉ nha khoa. Tuy nhiên, đúng là việc đánh răng sau bữa ăn gây trở ngại đối với những nhân viên không thể ăn sáng tại nhà hay ngại đánh răng ở công ty, vì thế, có thể súc miệng bằng nước và dùng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám thức ăn giữa các kẽ răng. Tăm xỉa răng không phải là phương pháp vệ sinh răng lý tưởng. Việc xỉa răng không đúng cách dễ gây mòn răng, tổn thương nướu.
Nhai kẹo cao su cũng là một cách xử lý. Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy việc nhai kẹo cao su không đường có chứa Ksylitol trong 20 phút sau bữa ăn có thể giúp phòng ngừa sâu răng và làm tăng vận động cơ hàm. Việc sử dụng nước súc miệng hằng ngày có chứa fluor cũng là một giải pháp tạo hơi thở thơm mát và phòng ngừa sâu răng, đặc biệt đối với các bạn đang niềng năng. Đây cũng là phương pháp các bạn trẻ nên dùng để tự tin trước các cuộc hẹn quan trọng. Nhưng lạm dụng nước súc miệng sẽ gây ra cảm giác bỏng rát ở miệng, đặc biệt là người bị khô miệng và phương pháp này chỉ có tác dụng khá ngắn.
Xin lưu ý, tất cả các phương pháp trên chỉ mang tính hỗ trợ, không có vai trò thay thế cho việc chải răng và sử dụng chỉ nha khoa hằng ngày.

Trích bài đăng trên báo Doanh nhân Sài Gòn, số 228, chuyên mục Sống & Cười. Bs Nguyễn Vũ Xuân Huy, Khoa Răng Hàm Mặt, Phòng khám Victoria Healthcare Mỹ Mỹ.

0 Thực phẩm có lợi cho răng miệng


Hai nhóm thực phẩm cơ bản có liên quan đến sức khoẻ răng miệng là thực phẩm cứng và thực phẩm có chứa đường. Cách chúng hấp thu vào cơ thể có ảnh hưởng đến “độ bền” của răng.
Thực phẩm chứa đường: Hàm lượng đường chứa trong một loại thực phẩm nào đó không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến sâu răng mà chính thời gian lượng đường đó tồn tại trong miệng mới là quyết định. Cho dù tinh bột có trong cơm, bánh mì, khoai, sắn,... chứa đường ít sâu răng hơn so với đường sacaroza, nhưng nếu càng nằm lâu trong miệng thì càng gây bất lợi cho răng.
Vì thế, khi ăn các loại thực phẩm giàu tinh bột cần biết kết hợp với các sản phẩm sữa, vì hàm lượng canxi giúp làm chắc răng, chẳng hạn như bánh mì với phô mai hoặc ngũ cốc với sữa.

Thực phẩm cứng: Giúp các cơ hàm hoạt động do phải nhai nhiều và tiết nhiều nước bọt. Nước bọt được tiết ra giúp bảo vệ răng vì sẽ làm sạch và giảm độ axít ở miệng.

Các loại thực phẩm tốt cho răng miệng:

- Rau mùi tây: Giúp vô hiệu hóa những mùi khó chịu của miệng trong đó có mùi thuốc lá. Có thể thay thế rau mùi tây bằng lá bạc hà, lá ngải cứu hoặc lá khuynh diệp. Để tăng hiệu quả khi sử dụng, cần nhai các loại dược thảo này càng lâu càng tốt.

- Sữa chua: ăn sữa chua hằng ngày giúp giảm lượng sulphur hydro trong miệng. Sulphur hydro là một trong những nguyên nhân chính tạo hơi thở có mùi. Ăn sữa chua một cách đều đặn còn giúp hạn chế bệnh về nướu răng và các đốm thường xuất hiện trên men răng.

- Nước trà: Trà xanh và trà đen có chứa các hợp chất polyphenols giúp chống lại các vi khuẩn gây mảng bám trên răng. Chúng còn tiêu diệt và ngăn cản vi khuẩn phát triển và sinh sôi tạo thành các axít gây hại cho răng. Nhưng trà lạnh đóng hộp có tăng cường các axít hữu cơ tạo mùi có thể xoi mòn men răng. Polyphenols trong cà phê cũng giúp ngừa sâu răng. Nước cocoa cũng có chứa các thành phần ngừa sâu răng.

- Phô mai: Chứa ít đường và axít, lại nhiều canxi, giúp giảm tính axít ở miệng, tăng hiệu quả bảo vệ của nước bọt. Hơn thế, nó còn chứa casein, loại protein có trong sữa giúp làm chắc bề mặt răng.

- Hạt mè: Ăn hạt mè giúp giảm mảng bám trên răng và khoáng hóa cho men răng. Có thể súc miệng với dầu chế biến từ hạt mè. Hoặc dùng nước súc miệng chứa chlorhexidine để giảm những mảng bám trên răng, bảo vệ lợi.

- Trái cây tươi: Chứa chất xơ tự nhiên giúp kích thích sự tiết nước bọt. Chuối, táo, thơm và quýt chứa một lượng lớn các axít trung tính rất tốt cho răng. Trái cây họ cam quýt nhiều vitamin C, nhưng cần cẩn thận vì cũng chứa nhiều a xít. Trái cây khô chứa nhiều đường có thể gây hại men răng.

- Củ hành tây: Chứa nhiều hợp chất sulfur giúp kháng khuẩn cho răng. Nó còn loại bỏ nhiều loại vi khuẩn trên răng. Tốt nhất, nên ăn hành tây còn tươi đã bỏ vỏ và ăn sống. Tuy vị hăng của hành hơi khó chịu nhưng bảo đảm tốt cho răng miệng.

- Đậu nành và trứng: Hai thực phẩm này có chứa nhiều protein làm đầy các tế bào, thúc đẩy tuần hoàn máu đến các dây thần kinh của răng.

0 HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG:


Ngoài vấn đề thẩm mỹ, miệng là cửa ngõ chính để đi vào cơ thể và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong:
- Sức khoẻ
- Dinh dưỡng
- Ngôn ngữ & phát âm
- Giao tiếp xã hội & giúp bạn tự tin
- Chất lượng cuộc sống
Sức khoẻ răng miệng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khoẻ của bạn. Tuy nhiên hầu hết mọi người chỉ để ý đến răng miệng do vấn đề thẩm mỹ mà không nhận thấy tầm quan trọng & mức độ ảnh hưởng của răng miệng với sức khoẻ. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của răng miệng và chắc sẽ khiến bạn muốn đánh răng ngày 2 lần và gặp nha sỹ thường xuyên hơn.
Miệng là cửa ngõ vi khuẩn và vi trùng xâm nhập vào cơ thể người. Miệng là nơi dễ dẫn đến việc nhiễm trùng và từ nơi này vi khuẩn /vi trùng đi tới các bộ phận khác trong cơ thể. Trên thực tế, rất nhiều bệnh được bắt đầu từ miệng. Các nghiên cứu cho thấy vệ sinh răng miệng kém có ảnh hưởng, hoặc dẫn đến viêm nướu, tiểu đường, bệnh tim mạch, rủi ro trong khi mang thai, và thậm chí đột quỵ. Nó nghiêm trọng hơn, nhưng thật khó chịu và việc chăm sóc răng miệng kém dẫn đến bệnh hôi miệng.
Đừng quên miệng là nơi bẩn nhất của cơ thể, bởi nó chứa rất nhiều vi trùng và vi khuẩn – kể cả khi bạn đánh răng rất sạch. Tuy nhiên, nếu ít được chăm sóc đến răng miệng, miệng bạn sẽ nhiều vi kkhuẩn và vi trùng hơn nữa. Đánh răng nhiều cũng chưa đủ, đánh răng thường xuyên, súc miệng với nước súc miệng diệt khuẩn, dùng chỉ nha khoa, và đi khám nha sỹ định kỳ 6 tháng/ 1 lần để được làm sạch răng là cần thiết, nhưng miệng bạn không bạo giờ hết được vi khuẩn.
Chế độ ăn lành mạnh cũng sẽ tốt đối với răng của bạn, Canxi sẽ giúp răng và xương bạn khoẻ hơn. Tránh hút thuốc sẽ giúp bạn có hơi thở thơm hơn. Để tránh bị các bệnh về răng miệng và  bị hỏng răng, hãy chăm sóc răng bạn thật tốt. Tốt nhất bạn nên đánh răng mỗi sáng sau khi thức dậy và đánh lại sau mỗi bữa ăn. Dùng nước súc miệng 2 lần/ ngày, và dùng chỉ nha khoa ít nhất 2 lần / ngày. Đi khám răng để được làm sạch & đánh bóng và kiểm tra ít nhất 2 lần/ năm.
Làm gì khi bị hôi miệng?
Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi khó chịu. Mùi hôi này có thể thường trực hoặc bị gây ra do các tác nhân nào đó.
Đối với hầu hết các bệnh nhân, hôi miệng bi gây nên do hàng triệu con vi khuẩn sống trong miệng, bám trên các mảng bám tích tụ sau khi ăn. Miệng là môi trường tuyệt vời cho vi khuẩn sống & sinh sôi do đặc điểm ẩm của môi trường miệng. Trên thực tế, hôi miệng cũng có thể được phát hiện một cách đơn giản ngay sau bạn thức dậy hoặc có thể có nguyên nhân từ vấn đề sức khoẻ toàn thân. Tuy nhiên, theo thống kê, hơn 80% các ca bệnh hôi miệng không phải là do nguyên nhân bệnh lý nghiêm trọng về sức khoẻ mà do vi khuẩn trong miệng gây ra.
Hôi miệng khi thức dậy buổi sáng là do khi bạn ngủ nước bọt ít tiết ra hơn. Khi nước bọt ít tiết ra, các tế bào chết sẽ đóng trên lưỡi Và vi khuẩn trong miệng sẽ ăn các tế bào chết trên lưỡi, gây ra mùi hôi. Đây là nguyên nhân tại sao mỗi người khi thức dậy buổi sáng đều bị hôi miệng.
Một ly do đặc biệt khác là nguyên nhân vệ sinh răng miệng kém. Nếu bạn không đánh răng thường xuyên, chắc chắn đôi lúc bạn sẽ bị hôi miệng.
Trong một số trường hợp, khi bị sâu răng, viêm nướu, nhiễm trùng ở răng cũng là nguyên nhân bị hôi miệng. Những trường hợp này, sau khi được chữa răng tốt, bạn sẽ hết bị hôi miệng. Việc tự chữa sẽ không giúp bạn giải quyết gốc rễ vấn đề hôi miệng. Ngoài ra hôi miệng trầm trọng cũng có thể gây nên bởi các bệnh lý tiểu đường, bệnh lý về gan hoặc phổi.
Hơn nữa, các thức ăn gây mùi như tỏi, hành, cà phê, thuốc lá cũng gây hôi miệng.
Hi vọng những thông tin trên bổ ích và giúp bạn tránh được tình trạng hôi miệng. Đừng để người khác cảm thấy ái ngại kih tiếp xúc vì hơi thở không mấy thiện cảm của bạn.
Nếu bạn bị hôi miệng, hãy mạnh dạn đến với Nha Khoa Sakura, chúng tôi chắc chắn sẽ giúp bạn tự tinh hơn.
Dùng chỉ nha khoa như thế nào?
Chăm sóc răng miệng là vô cùng quan trọng. Một việc quan trọng trong chăm sóc răng miệng mà nhiều người không mấy quan tâm là sủ dụng chỉ nha khoa. Viêc nghe thì rất đơn giản nhưng dùng chỉ nha khoa thế nào là đúng cách.
Bề mặt giữa các răng là nơi mà bàn chải của bạn không chải đến được, thì cách vệ sinh tốt nhất là dùng chỉ nha khoa. Bạn nên dùng chỉ nha khoa thường xuyên như đánh răng và tốt nhất là sau các bữa ăn, hoặc tối thiểu là buổi tối trước khi đi ngủ.
Để bắt đầu, hãy cắt 1 đoạn khoảng 15cm, quấn 2 đầu của sợi chỉ nha khoa vào ngón giữa, dùng ngón cái và ngón trỏ để đềiu khiển sợi chỉ luồn là chải qua lại giữa các răng. Khi chải giữa các răng bằng chỉ nha khoa, lưu ý đừng cắt sâu vào nướu. Lưu ý làm sạch kẽ giữa các răng bằng việc dịch chuyển qua lại sợi chỉ giữa các kẽ răng.
Đánh răng như thế nào?
Việc đầu tiên là bạn nên chọn cho mình một chiếc bàn chải tốt. Đầu bàn chải nhỏ và lông bàn chải mềm. Sợi bàn chải phải mềm vừa phải để đảm bảo đánh sạch bề mặt răng nhưng không quá cứng để làm ảnh hưởng đến nướu răng hoặc mòn răng của bạn.
Công việc tiếp theo là việc chọn kem đánh răng. Nói chung bất kỳ lọai kem đánh răng nào có chứa Fluor đều có thể giúp phòng ngừa sâu răng trừ khi bạn cần một điều trị bổ sung do nha sĩ chỉ định.

Nguyên tắc đầu tiên cho việc chải răng là bắt đầu với 1 vị trí nhất định và sau đó thực hiện giống như vậy ở vị trí đối diện và sau đó thực hiện cho tới khi chải sạch tòan bộ cả hai hàm.  Voi cách thức như vậy bạn sẽ không bỏ sót vùng răng nào cả. Thông thường một lượng kem đánh răng nhỏ bằng hạt đậu là đủ. Chải răng tốt sẽ tốn khỏang 2 phút và lý tưởng nhất là khoảng 4 phút.
Có rất nhiều phương pháp chải răng khác nhau nhưng phương pháp phổ biến nhất sẽ được thực hiện như sau:

Đặt lông bàn chải nghiệng một góc 45 độ và hướng về phía răng và nướu. Hơi ép nhẹ lông bàn chải về phía răng sao cho đầu lông bàn chải chui được vào kẽ giữa răng và nướu. Rung nhẹ khỏang vài lần rồi chải bàn chải xuống để làm sạch mảng bám trên răng và nướu. Lặp lại động tác này khỏang 6-10 lần và di chuyển sang vùng 2-3 răng bên cạnh. Nếu miệng bạn đầy bọt, thì có thể nhổ nước miếng và tiếp tục chải răng. Việc chải răng se hòan tất khi khi tất cả các mặt răng đều sạch.

Trên bề mặt nhai, chải những nhát ngắn sẽ giúp làm sạch mảng bám trên các hố và rãnh trên mặt răng.  Cũng giống như vậy đối với vùng răng cửa, để dọc bàn chải sẽ dễ làm sạch răng hơn.

Vấn đề chải răng bao nhiêu lần trong một ngày cũng rất đáng được quan tâm, lý tưởng nhất là nên chải răng sau mỗi bữa ăn. Nhưng nếu bạn không thể thực hiện được như vậy thì chải răng ít nhất 2 lần / ngày sau bữa sáng và trước khi đi ngủ. Cùng với việc chải răng nhớ đừng quên dùng chỉ nha khoa.
Sự thật về nước súc miệng
Một sản phẩm để duy trì vệ sinh răng miệng được gọi là nước súc miệng. Đây là một dung dịch thuốc súc miệng được dùng để súc miệng nhằm giúp cho miệng sạch hơn. Dung dịch súc miệng có chất kháng khuẩn và thành phần kháng mảng bám giúp diệt vi khuẩn, do đó ngăn ngừa mảng bám, viêm nướu và tránh hôi miệng. Có rất nhiều loại nước súc miệng khác nhau và cũng có tác dụng phòng ngừa sâu răng. Nước súc miệng có Fluor có thể giúp ngăn ngừa sâu răng. Tuy nhiên đừng quên chải răng và dùng chỉ nha khoa khi bạn có sử dụng nước súc miệng.
Nói chung, số lần súc miệng bằng nước súc miệng cho một người với số lần là  2 lần/ ngày vào khoảng 20ml. Để tạo hiệu quả tốt khi sử dụng nước súc miệng, nên súc miệng vào khoảng 30 giây và sau đó thì nhổ nước súc miệng
Thymol, eucalyptol, methyl salicylate, menthol, chlorhexidine gluconate, benzalkonium chloride, cetylpyridinium chloride, hydrogen peroxide, fluorides, enzymes and calcium là những thành phần thường có trong nước súc miệng. Ngoài những thành phần bên trên, còn có nước, sorbitol, sodium, saccharine và một lượng nhỏ cồn . Một số sản phẩm nước súc miệng thì lại không có chứa cồn.
Có một loại nước súc miệng gọi là nước muối súc miệng. Thông thường là muối sẽ được hòa tan trong nước nước ấm. Loại nước súc miệng này thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng hoặc các vấn đề răng miệng khác. Một lọai nước súc miệng khác cũng được sử dụng là nước oxy già pha loãng.

Một loại nước súc miệng khá phổ biến hiện nay là nước súc miệng Listerine. Sản phẩm này được đặt tên theo tên người sáng lập ra nghành kháng khuẩn hiện đại lá Joseph Lister Lạoi nứơc súc miệng này được phát minh năm 1895. Lúc đầu, nó đã được điều chế bởi Bác sĩ Joseph Lawerence and Jordan Wheat Lambert như là một chất kháng khuẩn trong phẫu thuật.  Rất sớm ngay sau đó, Listerine đã trở thành nước súc miệng đầu tiên được bán ở Mỹ.

Sử dụng thường xuyên nước súc miệng nổi tiếng hoặc tự chế tại nhà đều có tác dụng ngừa sâu răng và cải thiệng vệ sinh răng miệng.

Như đã đề cập ở trên, vệ sinh răng thì rất quan trọng để duy trì sức khỏe răng miệng. Cùng với nước súc miệng, chải răng và dùng chỉ nha khoa cũng được coi như là những nhân tố quan trọng trong việc giữ gìn vệ sinh răng miệng.

Làm như thế nào để phục hồi lại những răng bị hư?
Có răng sâu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến vấn đề tâm lý. Trong xã hội ngày nay, chỉ có những người nụ cười hòan hảo sẽ có nhiều cơ hội để thành công. Trước đây thường những người có nụ cười đẹp là ngôi sao điện ảnh, những người có đủ khả năng chi trả cho những vấn đề thẩm mỹ.
Ngày nay những quy trình về thẩm mỹ nha khoa đã rất phổ biến và rẻ hơn so với trước đây.  Trong khi nha khoa thẩm mỹ đã rẻ đi đáng kể, nên không có lý do gì để bạn trì hõan việc tạo lại vẻ thẩm mỹ cho nụ cười của bạn với chi phí rẻ hơn và ít đau đớn hơn.
Tùy thuộc tình trạng răng của bạn, bạn sẽ có một số lựa chọn. Điều trị phổ biến nhất và đơn giản nhất là tẩy trắng răng giúp những răng đã bị ngả màu sáng trở lại. Ngày nay quy trình tẩy trắng răng rất hiệu quả và an tòan.  Có rất nhiều bộ thuốc tẩy trắng răng khác nhau có thể giúp bạn có hàm răng trắng và sáng hơn sau vài ngày hoặc vài tuần. Tuy nhiên nếu bạn cảm thấy không hài lòng với kết quả đạt được, thì bạn có thể tới phòng khám để thực hiện tẩy trắng răng tịa phòng khám với một chi phí cao hơn một chút nhưng hiệu quả sẽ là tối ưu.
Răng chen chúc cũng là vấn đề thường gặp Tùy thuộc mức độ chen chúc, bạn cũng sẽ có một số lựa chọn. Răng chen chúc nhẹ cũng có thể được điều chỉnh lại bằng mặt dán sứ. Đây là một mặt dán cực mỏng sẽ được làm và dán vào răng của bạn.  Trong trường hợp răng chen chúc nhiều, sẽ được sắp xếp lại cho bớt chen chúc trước. Sau đó có thể thực hiện mặt dán sứ trên các răng. Kẽ hở giữa các răng cũng sẽ được đóng lại với mặt dán sứ.
Một trường hợp răng chen chúc thực sẽ được chỉnh sửa bằng mắc cài hoặc bằng dụng cụ làm thẳng răng. Những trường hợp nhẹ có thể chỉnh bằng dụng cụ làm thẳng răng trong khi những trường hợp nặng thì bắt buộc phải có sự can thiệp bằng mắc cài.  Ngày nay các mắc cài sứ sẽ đảm bảo được tính thẩm mỹ hơn là mắc cài kim loại. Mắc cài hiện nay rất dễ mang và không tạo sự khó chịu.
Nếu răng bị hư hỏng nặng, không thể chữa được và bắt buộc phải nhổ bỏ, thì có thể khôi phục lại bằng Implant. Với kỹ thuật cắm Implant sẽ giúp bạn có một chiếc răng mới. Trước đây việc cắm Implant có thể kéo dài hàng tháng và với nhiều đau đớn. Ngày nay việc cắm Implant có thể thực hiện nhanh hơn và ít chấn thương. Với kỹ thuật CT Scan, bác sĩ có thể tìm vị trí tối ưu để cắm Implant, nha sĩ sẽ sử dụng 1 mũi khoan có kích cỡ trùng với kích cỡ của Impalnt để giảm thiểu chấn thương.  Bạn sẽ rời khỏi ghế với một chiếc răng mới trong miệng.
Một nụ cười hở nướu cũng là vấn đề của rất nhiều người. Cho dù bạn có hàm răng đẹp, nếu quá nhiều nướu bị lộ ra sẽ làm cho răng của bạn ngắn lại. Ngày nay với kỹ thuật laser, vấn đề cười hở nướu có thể được giải quyết. Nướu của bạn sẽ được cắt chỉ trong vài phút mà không đau đớn gì.
Có rất nhiều kỹ thuật tiên tiến phát triển trong những năm gần đây trong lĩnh vực nha khoa thẩm mỹ. Không có lý do gì để những vấn đề như răng hoặc nụ cười không thẩm mỹ tồn tại.
Nguyên nhân gây sâu răng và làm nhhư thế nào để phòng tránh sâu răng?
Sâu răng là một quá trình rất chậm. Sâu răng thường gây ra bởi vi khuẩn gây sâu răng ẩn trong răng. Vi khuẩn gây sâu răng có thể cũng làm nhiễm trùng, dẫn đến răng lung lay và mất răng nếu không được chữa trị kịp thời.
Cách tốt nhất để phòng tránh sâu răng là nên đánh răng, dùng chỉ nha khoa và súc miệng bằng nước súc miệng có Flour thường xuyên là gặp nha sỹ định kỳ 2 lần/ năm. Bạn cũng nên tránh ăn hoặc uống nước có nồng độ đường quá cao.
Nguyên nhân gây sâu răng:
Sự kết hợp của thức ăn đóng trên mặt răng và vi khuẩn trong miệng là môi trường dẫn đến sâu bề mặt men và ngà răng. Thức ăn như tinh bột, đường, sau khi ănnếu không được đánh răng sẽ dính trên mặt răng. Vi khuẩn trong miệng sẽ ăn những thức ăn dính trên mặt răng và tạo ra một lớp acid trên bề mặt răng, dẫn đến sâu răng.
Các triệu chứng của sâu răng:
Răng sâu thường không có triệu chứng gì, trừ khi lỗ sâu đã được hình thành rõ ràng trên mặt răng. Khi lỗ sâu được hình thảnh rõ ràng, bạn có thể bị đau răng.
Chẩn đoán sâu răng:
Nha sỹ có nhiều cách chẩn đoán sâu răng khác nhau. Thông thường nha sỹ sẽ chụp phim X-Quang hàm răng của bạn và dùng 1 dụng cụ nhỏ có đầu nhọn hay còn gọi là thám châm để thăm dò sâu răng.
Điều trị sâu răng:
Việc điều trị và kế hoạch điều trị phụ thuộc vào tình trạng sâu của răng. Khi răng bạn được xủ lý Fluor, thì khả năng bị sâu răng sẽ giảm. Trường hợp lỗ sâu nhỏ và nông, nha sỹ có thể trám lại lỗ sâu bằng composite. Trường hợp răng & tuỷ răng bị chết, bạn cần chữa tuỷ. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể cần phải nhổ răng.
Một vấn đề răng miệng nghiêm trọng khác là tình trạng nướu của bạn. Liệu nướu răng của bạn có khoẻ & tốt không? Để biết thêm thông tin về nướu răng, vui lòng đọc những thông tin dưới đây.
Bệnh lý về nướu răng có chữa được không?
Bệnh lý về nướu răng có chữa được không? Câu trả lời là “Có”. Nếu bạn đến nha sĩ để được sử lý sớm, bệnh nướu răng của bạn hòan tòan có thể chữa khỏi được. Những trướng hợp bệnh nướu răng nặng hoặc đã bị lâu, khả năng chữa khỏi sẽ khó hơn và nó đòi hỏi nha sĩ phải làm vệ sinh răng miệng rất sạch và theo dõi thường xuyên 1 thời gian cho đến khi ổn định.
Trường hợp bạn bị hôi miệng, bạn nên tuân thủ nghiêm ngặt chế độ vệ sinh răng miệng để chữa dứt điểm bệnh hôi miệng.
1. Đánh răng kỹ sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ. Sau mỗi bữa ăn bạn nên súc miệng với nước sạch hoặc đánh răng để thức ăn không bám trên bề mặt răng và diệt bớt vi khuẩn nằm giữa các kẽ răng.
2. Xúc miệng với nước xúc miệng diệt khuẩn ít nhất 2 lần/ ngày, mỗi lần 30 giây. Việc xúc miệng với nước diệt khuẩn sẽ giúp diệt vi khuẩn nằm kẹt dưới đường viền nướu với răng
3. Dùng chỉ nha khoa hàng ngày. Đối với bệnh nhân bị bệnh hôi miệng, bạn nên chú ý xỉa răng bằng chỉ nha khoa kỹ ở khu vực nướu răng.
4. Để vệ sinh răng sạch nhất, bạn nên tìm mua tăm nước. Đây là bàn chải đặc biệt bắn tia nước thật mạnh vào trong răng để làm sạch kẽ răng, bề mặt răng bằng áp lực của nước, những tăm nước cao cấp sẽ có các đầu dẫn đặc biệt bắn nước vào góc khúât bên trong giữa các kẽ răng , nơi mà bàn chải không chải sạch được. Liên hệ với Nha Khoa Sakura để mua tăm nước đặc biệt này.
Việc cẩn thận chăm sóc răng miệng sẽ giúp bạn phòng ngừa và chữa trị bệnh hôi miệng, tuy nhiên nếu bệnh hôi miệng của bạn đã quá nặng và đã bị tương đối lâu, bạn cần đến nha sỹ để được chữa trị.
Nếu bệnh hôi miệng của bạn nặng, nha sỹ cần làm vệ sinh nướu răng cho bạn. Nha sỹ chụp phim X-Quang để tìm các vị trí túi vi khuẩn ẩn dưới nướu răng. Nha sỹ sẽ cạo vôi dưới nướu, làm sạch các túi vi khuẩn này, và hướng dẫn bạn dùng nước súc miệng đặc trị cho bệnh viêm nướu.
Trường hợp, sau khi xử lý như trên bệnh lý về nướu và bệnh hôi miệng vẫn chưa khỏi, nha sỹ cần phải phẫu thuật nướu răng để cắt vạt nướu, làm sạch và khâu trở lại. Sau phẫu thuật, bạn cần được tái khám một vài lần để đảm bảo vết thương tốt. Thống kê cho thấy, các trường hợp viêm nướu mãn tính, sau phẫu thuật tỷ lệ thành công hết viêm nướuvà hết bệnh hôi miệng là 50%.
Việc phát hiện sớm bệnh lý viêm nướu và hôi miệng là rất quan trọng. Khi phát hiện và xử lý sớm, tỷ lệ điều trị thành công bệnh lý viêm nướuvà hôi miệng rất cao. Hãy liên hệ với Nha Khoa Sakura để đặt lịch khám.

0 Khi nào có thể đánh răng cho bé?


Cháu nhà em 18 tháng tuổi, bây giờ mồm của cháu có mùi hôi của thức ăn thì phải làm cách nào? Khi nào có thể đánh răng cho bé được?

Mỗi khi ăn xong em chỉ cho cháu uống nước súc miệng và thỉnh thoảng lấy khăn để lau răng cho cháu. Liệu khi nào em có thể cho cháu đánh răng được? (Lê Mai)
Trả lời:
Phải trên 2 tuổi, khi nào cháu biết nhổ nước ra thì mới đánh răng được. Bây giờ tốt nhất em nên vệ sinh miệng cho cháu sau ăn và buổi tối trước khi đi ngủ bằng khăn xô nhúng nước muối. Nếu cháu biết nhai kẹo cao su em cho cháu nhai thêm kẹo cao su nữa cũng được. Nếu miệng cháu vẫn không hết hôi có khả năng cháu bị mắc chứng hở tâm vị, bệnh này rất khó chữa, chỉ bằng cách vệ sinh răng miệng và nhai kẹo cao su thôi.

1 Chọn bàn chải và kem đánh răng cho bé yêu


Đến độ tuổi nhất định, khi trẻ bắt đầu học cách đánh răng, các mẹ nên chọn cho trẻ một loại kem và bàn chải đánh răng phù hợp với từng bé.

Chọn kem đánh răng
Khi lựa chọn kem đánh răng các mẹ cần lưu ý một số điểm sau:
1. Không nên chọn kem đánh răng tạo quá nhiều bọt.
2. Chọn kem đánh răng có mùi vị phù hợp với sở thích của bé, tránh chọn những mùi có thể gây khó chịu cho bé.
3. Sử dụng một cách hợp lý các loại kem đánh răng có hàm lượng florua và một số chất kích thích.
 
4. Chọn kem đánh răng phù hợp với tuổi răng.
5. Không sử dụng quá lâu một loại kem đánh răng.
6. Không sử dụng kem đánh răng đã để lâu hoặc hết hạn sử dụng.
7. Sử dụng một hàm lượng thích hợp kem đánh răng cho mỗi lần đánh, vừa để bảo vệ răng lại tiết kiệm.
8. Nếu bé bị nhiệt miệng, nên tạm thời dừng dùng kem đánh răng và cho bé súc miệng bằn nước muối nhạt là tốt nhất.
Lựa chọn bàn chải đánh răng
1. Kích cỡ: Bàn chải đánh răng dài từ 12 – 13 cm, chiều dài của đầu chải răng là từ 1,6 – 1,8 cm, chiều rộng không quá 0,8 cm và chiều cao không quá 0,9 cm.
2. Lông của bàn chải phải có độ cứng vừa phải, đồng thời phải có độ đàn hồi. Nếu lông bàn chải quá mềm sẽ không thể làm sạch răng một cách tốt nhất. Nhưng nếu lông bàn chải quá cứng sẽ dễ làm tổn thương nướu răng.
Sử dụng bàn chải đánh răng
1. Một bàn chải đánh răng tốt là một bàn chải không chỉ bền mà còn đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh răng miệng.
2. Cần sử dụng hợp lý bàn chải đánh răng. Các mẹ nên dạy bé cách sử dụng bàn chải đánh răng sao cho vừa mang lại lợi ích vệ sinh răng miệng vừa phải bảo vệ bàn chải đánh răng để có thể sử dụng trong thời gian tối đa.
3. Không ngâm bàn chải đánh răng trong nước sôi nóng.
4. Sau khi đánh răng xong, các mẹ cần hướng dẫn bé cách rửa sạch bàn chải đánh răng không để bàn chải đánh răng dính kem đánh răng hoặc các mảng bám của răng.
5. Mỗi thành viên trong gia đình nên có một bàn chải đánh răng riêng. Không nên cho bé sử dụng chung bàn chải với người lớn để ngăn ngừa lây truyền một số bệnh.
6. Thông thường, các mẹ nên thay bàn chải đánh răng cho bé một quý 1 lần hoặc khi lông trên bàn chải bắt đầu bị xù hoặc biến dạng.

0 Xử lý tình huống trẻ nuốt kem đánh răng


Đây là trường hợp không chỉ mẹ Hạt tiêu gặp phải mà có rất nhiều mẹ lấy làm lo lắng khi rèn mãi mà con không biết đánh răng và luôn nuốt hết kem đánh răng. Để giải quyết “vấn đề nan giải” này, bạn cần dạy con đánh răng từng bước.
 
1. Hiểu rõ tác hại của Flour
 
Ai cũng biết flour làm cứng men răng và ngăn ngừa sâu răng nhưng flour được xem là độc chất nếu dùng với liều lượng quá cao.
 
Nhiều mẹ đã chọn lựa loại kem đánh răng dành cho trẻ em, có chứa hàm lượng flour rất ít, có thể nuốt được, tuy vậy, nếu bé nuốt kem quá nhiều cũng ảnh hưởng đến men răng, thậm chí nguy hiểm đến sức khỏe.
 
Bệnh dễ mắc phải nhất khi nuốt kem đánh răng là bệnh răng nhiễm flour, được biểu hiện bằng những vết rằn trên răng, răng bị ngả màu. Ngoài ra, những chất tạo mùi, tạo bọt… trong kem đánh răng cũng không có lợi cho sức khỏe của trẻ.
 
Bệnh nhiễm flour còn khiến xương dễ vỡ và cản trở sự phát triển của trẻ nhỏ.
 
Hãy làm gương cho con học tập.
 
2. Mẹ làm gương cho con
 
Mỗi khi đi đánh răng, bạn hãy đánh răng cùng con hoặc đánh răng trước mặt để bé nhìn thấy cách bạn đánh. Khi đánh, hãy thường xuyên súc miệng và nhổ phì phì ra ngoài, trẻ sẽ xem đây là một trò chơi thú vị và bắt chước làm theo mẹ.
 
Thậm chí, bạn còn có thể tổ chức một “cuộc thi” nho nhỏ giữa hai mẹ con, xem ai đánh răng giỏi và phun nước ra xa hơn. Việc tập trung vào cuộc thách đố của mẹ sẽ làm bé chú tâm và thích thú với việc nhổ nước đánh răng ra ngoài.
 
3. Làm quen với nước
 
Tất nhiên, ngay từ ban đầu bạn không thể tạo cho bé thói quen nhổ kem đánh răng ra sau khi đánh được, vì vậy để đảm bảo an toàn cho con, bạn nên cho bé tập với nước trước.
 
Hơn nữa, các bác sĩ khuyến cáo, không nên cho trẻ dưới 3 tuổi dùng kem đánh răng mà chỉ nên xúc miệng bằng nước muối và đánh răng với nước. Vì vậy, ngay khi con mọc đủ răng bạn có thể cho con tập luyện đánh răng với nước. Sau khi con đã quen với việc đánh răng và biết nhổ nước ra ngoài, bạn có thể chọn lựa các loại kem đánh răng dành cho trẻ em, hàm lượng flour ít hoặc không có flour.
 
Cho con tập đánh răng với nước trước.
 
4. Chọn kem đánh răng thích hợp
 
Cho dù bé đã quen với việc đánh răng đúng cách thì bạn vẫn nên chọn kem đánh răng cho trẻ em, loại không cay, mùi dễ chịu và không có flour. Nếu thử đánh với kem mà bé thấy vị cay, mùi khó chịu… thì lần sau bé sẽ sợ việc đánh răng và bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để thuyết phục con.
 
Các mẹ nên quan tâm, chăm sóc răng sữa của trẻ ngay từ những ngày đầu và hướng dẫn bé đánh răng đúng cách để tránh sâu răng. Răng sữa bị sâu không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến việc mọc răng cố định sau này.

1 Dạy trẻ đánh răng


Những lưu ý khi bắt đầu cho bé tập đánh răng
- Bé có thể bắt đầu làm quen với việc đánh răng lúc 2 tuổi nhưng chỉ nên cho nhúng bàn chải vào nước muối loãng để tập dần, chưa vội dùng kem đánh răng và xúc miệng nước lã vì trẻ dễ nuốt các thứ này.
- Khi con 3 tuổi, bố mẹ cho con dùng kem đánh răng trẻ em với lượng nhỏ bằng hạt đỗ và nên chải răng giúp bé.
- Trẻ sau 6 tuổi có thể đánh răng một mình nhưng vẫn cần bố mẹ kiểm tra. Từ 12 tuổi trở đi, khi răng vĩnh viễn đã mọc đủ, các bậc phụ huynh nên hướng dẫn con dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng.
- Các chuyên gia cho rằng để các bé thích và tự đánh răng đúng cách, bố mẹ cần nhẹ nhàng hướng dẫn, làm mẫu để bé bắt chước. Các bậc phụ huynh nên kiên nhẫn, giúp con làm quen dần với việc này, không ép buộc hay dọa dẫm kiểu như: "Nếu con không đánh răng mẹ sẽ cho đến bác sĩ" hay "không đánh răng thì không được ăn kem (hay một món bé thích) nữa"... Tốt nhất, bạn hãy tạo ra không khí vui vẻ, các trò chơi sống động làm bé hứng thú với việc này. Bố mẹ nên cùng đánh răng với bé và mua cho bé các loại thuốc đánh răng có mùi thơm của kẹo ngọt, hoa quả, những bàn chải có màu sắc sinh động với các hình thù ngộ nghĩnh.
 
Mỗi buổi đánh răng, cha mẹ cần tạo hứng thú cho con, thú vị nhất là để bé đánh răng cùng bố (hoặc mẹ). Khi đó, có thể hỏi con, xem ai có bàn chải đẹp hơn, ai đánh răng lâu hơn và răng ai trắng hơn… Cũng có thể cho bé đứng trên một chiếc ghế vững chắc, có độ cao vừa phải để bé vừa soi gương, vừa đánh răng. Các bé thường thích bắt chước bố mẹ nên khi bố mẹ noi gương, bé dễ tiếp thu thói quen đánh răng hơn.
 
Nhờ những anh chị lớn hơn (đã biết đánh răng) mà bé thích chơi cùng đến nhà đánh răng và chỉ cho bé làm theo. Bé rất thích bắt chước các anh chị này.
Trong quá trình "dụ" con, có thể bạn sẽ tự mình sáng tạo ra nhiều cách hay và hiệu quả khác như ba mẹ bé Hiếu đã làm nhé!

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

0 Nguyên nhân gây sâu răng và cách phòng tránh


Bệnh sâu răng sữa ở trẻ em thường thấy ở khắp nơi, tỷ lệ cao ở các nước đang phát triển, trẻ em có điều kiện sống kém, trẻ sơ sinh có cân nặng thấp khi đến tuổi nhà trẻ mẫu giáo dễ bị sâu răng. Bệnh thường xảy ra ở răng cửa hàm trên, bị sâu một lúc 2 hay 4 cái, ít khi xảy ra ở răng cửa hàm dưới, ở các răng sữa khác có thể bị hay không bị.
Nguyên nhân gây sâu răng

Sâu răng là sự hủy hoại dần dần các mô cấu tạo răng, nguyên nhân do vi khuẩn có sẵn trong miệng tác động lên các loại thức ăn như đường, bột... đọng lại trên mặt răng, kẽ răng tạo thành axit, axit này làm tan rã men răng, tạo thành lỗ sâu. Vì vậy, không phải chỉ những bé bú bình mới bị sâu răng, mà ngay cả những bé uống sữa bằng cốc, hay uống nước ngọt, ngậm kẹo, ăn bánh... xong mà không súc miệng bằng nước sạch cũng bị sâu răng.

Một nguyên nhân nữa là do thiểu sản men răng (nghĩa là men răng có nhiều lỗ hổng khiếm khuyết canxi). Răng sữa được hình thành từ khi bé còn là thai nhi trong bụng mẹ. Vì thế khi mang thai, người mẹ ăn uống thiếu canxi thì sau này men răng sữa của bé sẽ không chắc chắn.

Ngoài ra còn do một loại liên cầu khuẩn đã được chứng minh là gây sâu răng ở động vật thực nghiệm còn non với chế độ ăn nhiều đường. Mảng bám răng và cao răng là nơi cư trú của vi khuẩn. Lớp mảng này nếu để lâu, không được chải rửa sạch sẽ tác dụng với chất đường, bột tạo thành axit, quá 24 giờ sẽ phối hợp với nước bọt trở nên cứng và tạo thành vôi răng, dần dần phá hủy lợi răng.

Tác hại của sâu răng sữa Một số người cho là sâu răng sữa không quan trọng vì đằng nào nó cũng rụng đi để răng vĩnh viễn mọc ra, nhưng điều đó hoàn toàn không đúng, bởi vì nếu răng sữa mất sớm quá thì răng vĩnh viễn có thể mọc lệch lạc, răng lòi xỉ sẽ rất xấu, gây khểnh... làm cho thức ăn dễ bị nhét vào các kẽ răng, khó lấy ra và khi bị sâu khó phát hiện để điều trị sớm. Ngoài ra răng sữa còn có tác dụng nhai nát thức ăn, giúp tiêu hóa tốt, về mặt giao tiếp, răng sữa giữ vai trò thẩm mỹ cho gương mặt, trẻ có hàm răng đẹp sẽ tự tin hơn so với hàm răng sâu, sún răng.

Cách phòng tránh

Thực tế cho thấy vấn đề phòng bệnh răng miệng là rất quan trọng, phải biết phòng ngay từ khi còn trẻ, để khi lớp trẻ trưởng thành sẽ có một bộ răng hoàn chỉnh lành mạnh.
Để giữ gìn hàm răng sữa cho bé thì vai trò của người mẹ là vô cùng quan trọng. Khi mang thai, bà mẹ cần biết cách sử dụng những thức ăn có lợi cho cấu tạo men răng của trẻ sau này, men răng có cứng chắc mới chống được sâu răng, người mẹ phải ăn uống đủ chất canxi (có trong thức ăn biển, cua, cá, sò, ốc, tôm...) và mỗi ngày nên uống thêm một cốc sữa. Ngoài ra khi mang thai, người mẹ cần tránh suy nghĩ lo âu sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành của bào thai (là một phần nguyên nhân của sứt môi, khe hở hàm ếch ở trẻ).

Giữ vệ sinh răng miệng cho bé, lúc bé còn nhỏ quá chưa biết chải răng nhưng đã mọc răng sữa, người mẹ phải lau răng miệng cho bé sau khi bú, sau mỗi bữa ăn, bằng cách dùng gạc sạch, vô trùng quấn vào đầu ngón tay út, nhúng vào nước sạch lau kỹ hai hàm răng cho bé theo động tác giống như chải răng. Nếu đi xa không có điều kiện lau được thì sau khi bé bú phải cho bé uống nước súc miệng.

Phải chú ý chăm sóc cho trẻ ngay từ chiếc răng đầu tiên. Chú ý chế độ ăn uống của mẹ khi cho con bú. Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời để chống còi xương, suy dinh dưỡng, dẫn đến xương hàm kém phát triển, hay biến dạng, răng mọc lệch lạc, nằm nghiêng một bên lâu ngày gây lép méo đầu, lép mặt. Không cho trẻ bú tay hoặc mút núm vú thường xuyên vì có thể gây vẩu hàm trên.

0 Sâu răng ở trẻ em diễn ra như thế nào?



Sâu răng sớm ở trẻ em (eec) rất phổ biến, chiếm tỷ lệ 30-50% ở các nước đang phát triển và đến 70% ở các nước phát triển. Trẻ bị sâu răng khi nhỏ tuổi được ghi nhận có nguy cơ bị sâu răng khi lớn lên, vì vậy phòng ngừa sâu răng sớm ở trẻ em giúp tránh được các vấn đề quan trọng về răng miệng sau này.
Cơ chế gây bệnh
Sự hình thành sâu răng phụ thuộc vào các acid hữu cơ được tạo ra từ sự lên men các carbohydrate trong thức ăn do vi khuẩn làm giảm độ pH ở các mảng bám răng và tạo ra các chỗ bị mất khoáng. Sang thương sâu răng ban đầu có dạng các điểm trắng đục trên men răng, và lỗ sâu răng sẽ xuất hiện khi tình trạng mất khoáng tiến triển.
Nhóm các vi khuẩn streptococcus mutans có liên quan đến sự hình thành sâu răng. Các vi khuẩn này có khả năng bám dính vào men răng, tạo ra nhiều chất acid và sống ở môi trường pH thấp.
Khi men răng bị thủng lỗ, các loại vi khuẩn khác (các lactobacillus) sẽ sinh sôi ở răng, tạo ra môi trường acid và thúc đẩy hóa trình mất khoáng. Sự mất khoáng do acid được tạo ra từ vi khuẩn phụ thuộc nhiều vào số lần tiêu thụ và loại carbohydrate có trong thức ăn.
Triệu chứng, biểu hiện
Sâu răng trên răng sữa thường khởi đầu ở các hố và rãnh. Các sang thương nhỏ khó có thể phát hiện bằng mắt thường; nhưng các sang thương lớn thường có biểu hiện là lỗ thủng ở mặt nhai.
Vị trí sâu răng thường gặp đứng hàng thứ 2 là ở mặt bên (mặt tiếp xúc giữa các răng), và rất nhiều trường hợp chỉ có thể phát hiện khi chụp X-quang răng. Các tổn thương do sâu răng biểu hiện ở các bề mặt trơn láng (mặt ngoài và mặt trong) thường chỉ gặp ở trẻ có sâu nhiều răng nghiêm trọng.
Tình trạng sâu nhiều răng nghiêm trọng ở trẻ em và trẻ nhỏ được gọi là sâu răng sớm ở trẻ em (early childhood caries - ECC), sâu răng bú bình (nursing bottle caries) hay sâu răng ở trẻ bú bình (baby bottle tooth decay) đã được ghi nhận không chính xác với thực tế bú bình.
Tuy sự kết hợp giữa tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn gây sâu răng ở trẻ em và số lần ăn chất đường, có cả ở trẻ bú bình và trẻ ăn thức ăn đặc, là rất quan trọng song vẫn còn các yếu tố khác có vai trò quan trọng trong sâu răng như thiểu sản men các răng sữa vì thiếu dinh dưỡng trong thai kỳ hay vì sinh non.
Sâu răng sớm ở trẻ em (ECC) rất phổ biến. Bệnh có thể xuất hiện sớm trước 12 tháng tuổi, nhiều tháng trước khi trẻ được đưa đến bác sĩ nha khoa. Các đối tượng có nguy cơ bị ECC bao gồm trẻ thường xuyên ăn chất đường (thường xuyên dùng các thức uống, thức ăn có đường hoặc bánh snack), trẻ em nhập cư, trẻ có nhiều người thân như cha mẹ hay các anh chị em ruột bị sâu răng, và trẻ có dị dạng ở răng.
Các biến chứng
Nếu không được điều trị, tình trạng sâu răng sẽ dẫn đến răng sâu bị hủy hoại toàn bộ và tổn thương đi vào tủy răng, dẫn đến viêm tủy răng và gây đau nhức. Viêm tủy răng có thể tiến triển đến hoại tử, vi khuẩn xâm lấn xương ổ răng và gây áp xe răng. Nhiễm trùng răng sữa có thể ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn. Một số trường hợp nhiễm trùng răng sữa có gây ra nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm trùng các vùng mặt.
Điều trị
Tuổi của trẻ lúc bị sâu răng có ý nghĩa quan trọng trong việc điều trị răng. Trẻ em nhỏ hơn 3 tuổi không có khả năng hợp tác với thủ thuật điều trị răng và thường đòi hỏi có các hỗ trợ như kìm giữ trẻ, gây tê hay gây mê trong lúc trám răng. Sau 4 tuổi, trẻ có khả năng đáp ứng với việc chữa răng và với thuốc gây tê tại chỗ.
Điều trị răng có sử dụng amangam bạc, vật liệu trám composite hay mão toàn diện có thể giúp giữ lại được các răng sâu. Nếu tổn thương lan đến tủy răng, cần lấy một phần tủy răng hay lấy toàn bộ tủy răng. Nếu phải nhổ răng sâu, khoảng trống sau nhổ răng cần được duy trì để ngăn không cho di chuyển các răng còn lại dẫn đến sai vị trí các răng vĩnh viễn về sau.
Tình trạng nhiễm trùng răng còn khu trú trong xương ổ có thể được xử lý bằng các biện pháp tại chỗ (nhổ răng, lấy toàn bộ tủy răng). Kháng sinh đường uống có chỉ định cho các trường hợp nhiễm trùng răng có viêm mô tế bào, sưng mặt hoặc trong thường hợp không thể gây tê răng vì có viêm.
Penicillin là kháng sinh được chọn ngoại trừ trường hợp bệnh nhi có tiền căn dị ứng với thuốc này, khi đó có thể thay thế bằng clindamycin hay erythromycin. Các thuốc giảm đau uống như ibuprofen thường có hiệu quả kiểm soát tốt cơn đau. Nếu tình trạng nhiễm trùng lan rộng đe dọa sinh mạng trẻ cần dùng các kháng sinh đường tiêm.
Phòng ngừa
Biện pháp phòng chống sâu răng hiệu quả nhất là cho fluor tối ưu vào nước sử dụng với nồng độ 1ppm. Trẻ em sống ở vùng có nguồn nước thiếu fluor có nguy cơ cao bị sâu răng và cần được dùng bổ trợ chất fluor. Để tránh quá liều fluor, bác sĩ không kê đơn thuốc có fluor có số lượng quá 120mg.
Biểu hiện cấp tính của quá liều fluor (cao hơn 5mg/kg) cần được xử trí khẩn cấp. Dùng các dạng fluor bôi ngoài (do bác sĩ hay bệnh nhi thực hiện) có ích lợi cho các bệnh nhi có nguy cơ bị sâu răng.
Vệ sinh răng miệng
Đánh răng hằng ngày, nhất là với kem đánh răng có fluor, sẽ giúp ngăn ngừa sâu răng. Đa số trẻ em dưới 8 tuổi không chịu đánh răng đầy đủ. Do vậy, các bậc cha mẹ có trách nhiệm về việc vệ sinh răng miệng của trẻ em, làm thay đổi thói quen của trẻ theo hướng tích cực.
Chế độ ăn uống 
Giảm số lần ăn các chất có đường có hiệu quả phòng ngừa sâu răng. Vì vậy, không nên cho trẻ dùng các thức uống ngọt, hay dùng chất ngọt vào ban đêm; đối với trẻ có nguy cơ cao bị sâu răng cần tránh cho dùng các loại bánh snack giữa các bữa ăn.
Trám bít hố rãnh 
Trám bít hố rãnh bằng resin được ghi nhận là có hiệu quả phòng ngừa sâu răng ở các răng cối sữa và răng cối vĩnh viễn. Trám bít hố rãnh có hiệu quả nhất khi đặt ngay sau khi các răng vừa mới mọc (trẻ 1-2 tuổi) và cho các trường hợp răng cối có khe sâu hay rãnh sâu.

0 Tìm hiểu về bệnh viêm loét miệng

Bệnh viêm loét miệng thường gọi là nhiệt miệng và viêm họng là những tổn thương phát sinh ở vùng niêm mạc miệng và cổ họng gây đau đớn và rất khó chịu khi ăn, nói và cử động.

Đặc biệt khi ăn, uống, những thứ nóng, lạnh có chất kích thích thì càng bị đau hơn tại những vết loét và phần xung huyết xung quanh. Thông thường thì sau 1 đến 2 tuần các triệu chứng trên mới mất đi nhưng rất hay bị tái phát theo chu kỳ và nếu vết loét phát sinh thường xuyên, bác sĩ gọi là chứng “viêm loét miệng mãn tính”.
Đặc điểm tự chẩn đoán
- Tổn thương ở bộ vị: môi, lưỡi, lợi.
- Chỗ loét có hình tròn hoặc hình ê-líp, nhiều khi có kèm đốm trắng ở giữa.
- Thấy nóng rát và đau nhiều ở chỗ tổn thương, thường kèm theo các triệu chứng như hôi miệng, hơi thở khô, chảy nước bọt.
- Tình trạng bệnh toàn thân: Nước tiểu màu vàng, táo bón, người mắc bệnh nặng cảm thấy nóng bức khó chịu.
Nguyên nhân bệnh viêm loét miệng
- Áp lực lớn do công việc và tinh thần căng thẳng khiến cho chức năng miễn dịch bị suy giảm.
- Lượng hỏa hư tăng mạnh, biểu hiện là tiêu hóa không tốt, hay bị táo bón...
- Cọ xát làm tổn thương niêm mạc (ví dụ như đánh răng), bị cắn, và bị kích thích từ bên ngoài.
- Rối loạn bài tiết bên trong, phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt thường bị tái phát.
- Dị ứng do thực phẩm và thuốc.
- Do vi khuẩn đặc thù gây nên.
Đã có rất nhiều chuyên gia cho rằng bệnh viêm loét miệng có liên quan đến việc suy giảm chức năng miễn dịch. Đông y Trung Quốc cho rằng: âm hư hỏa dư, hỏa dư tăng mạnh, tỳ vị nóng là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm họng, đau cổ họng. Âm hư hỏa dư gây ra tình trạng âm dương không cân bằng. Trên thực tế đây chính là một biểu hiện chức năng miễn dịch bị suy giảm. 

0 Loét miệng ở trẻ em



Loét miệng là một căn bệnh thường gặp cả ở người lớn và trẻ em nhưng khi trẻ em mắc chứng loét miệng thì gây không ít khó khăn cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng và đặc biệt là những căn nguyên gây loét miệng có khả năng gây biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
Một số nguyên nhân gây loét miệng có thể gặp
- Hay gặp nhất trong loét miệng là do nhiệt (theo Đông y), tức là trong cơ thể bị nóng phát ra nhiệt gây loét niêm mạc miệng. Loét miệng do nhiệt là loại nhẹ nhưng làm cho trẻ rất khó chịu, mệt mỏi, hay quấy khóc, khó ngủ và chảy nước miếng nhiều làm cho trẻ gầy sút do không ăn được hoặc ăn rất ít... Người ta cũng thấy có thể loét miệng do virut Herpes cũng có các triệu chứng như loét miệng do nhiệt.
- Người ta cũng thấy có thể loét niêm mạc miệng do virut thủy đậu. Ở trẻ em có một số bệnh cũng gây loét miệng, điển hình nhất là bệnh tay chân miệng. Trong bệnh tay chân miệng, ban đầu thường có sốt hoặc sốt nhẹ như trong bệnh thủy đậu, sưng miệng nổi bọng nước thường có kích thước khoảng từ 2-3mm hoặc bằng đầu đũa, màu đỏ hoặc xám hình bầu dục.
Các nốt bọng nước thường có ở hai bên mông, đầu gối, lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc ở niêm mạc miệng. Đặc điểm của các nốt bọng nước trong bệnh tay chân miệng là ấn không đau. Các bọng nước có ở niêm mạc miệng khi vỡ ra tạo thành các vết loét ở trong miệng. Bệnh tay chân miệng thường có kèm theo nôn, tiêu chảy ngay khi nổi bọng nước.
- Ở những cơ thể trẻ do nuôi dưỡng thiếu chất hoặc trẻ hấp thu kém (mặc dù gia đình đã cố gắng hết mức cho trẻ chế độ ăn tốt) gây nên  thiếu một số chất cần thiết như vitamin PP, vitamin C, vitamin B12, axít folic, chất sắt cũng có thể gây loét miệng...
- Loét miệng cũng có thể do chấn thương làm viêm, dập niêm mạc miệng, ví dụ  như  khi  bị ngã. Cũng có thể do ăn thức ăn nóng làm bỏng rồi loét niêm mạc miệng.
Ngoài ra một số người bị rối loạn chức năng miễn dịch làm suy giảm miễn dịch như trong bệnh AIDS hoặc gặp stress liên tục cũng có thể bị loét miệng. Dù là nguyên nhân gì gây loét miệng thì cũng làm cho người bệnh (cả trẻ em và người lớn tuổi) đều đau, rát rất khó chịu, gầy sút, mất ngủ và hay cáu gắt.
Bệnh tay chân miệng cũng có thể gây nên một số biến chứng nguy hiểm như viêm cơ tim, viêm màng não - não... 
Làm gì khi bị viêm loét miệng?
Loét miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau, có loại đơn thuần nhưng có loại nguyên nhân gây loét miệng và biến chứng nguy hiểm, vì vậy khi trẻ bị loét miệng, nên cho trẻ đi khám bệnh để bác sĩ xác định nguyên nhân, trên cơ sở đó có hướng điều trị. Loét miệng gây đau, rát cho nên dùng thuốc giảm đau cho trẻ là rất cần thiết nhưng dùng loại gì cho phù hợp với từng trẻ thì tùy tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể.
Trong những ngày trẻ bị bệnh loét miệng, nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, không nóng, không cay, không chua và hợp với khẩu vị của trẻ. Để bảo đảm dinh dưỡng cho trẻ, nên cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày vì mỗi lần trẻ chỉ ăn được ít một, thức ăn cần bảo đảm đủ chất dinh dưỡng. Ngoài ra có thể dùng mật ong rơ miệng hoặc chấm vào các nốt loét cho trẻ để tránh các tác động kích thích làm trẻ đau. Nên cho trẻ uống thêm nước rau luộc, nước sinh tố hoa quả...
Phòng bệnh loét miệng cho trẻ như thế nào?
Đối với các trường hợp loét miệng do nhiệt, do thiếu dinh dưỡng, do rối loạn hệ thống miễn dịch... thì cần cho trẻ ăn đúng chế độ dinh dưỡng phù hợp theo lứa tuổi. Hàng ngày nên vệ sinh miệng cho trẻ. Trẻ lớn cần đánh răng, súc miệng, họng hàng ngày. Cần cho trẻ ăn thêm rau, hoa quả tươi. Cần cho trẻ đi khám bệnh định kỳ để nhận được những lời khuyên hữu ích. Nên cho trẻ tiêm phòng bệnh thủy đậu đúng quy định.

 

Niền răng Copyright © 2011 - |- Powered by TienHip.