Các dạng điều chỉnh răng để phục hình răng giả

Khi điều chỉnh nhiều, cùi răng sẽ bị yếu đi, dễ gãy ngang. Nhưng nếu điều chỉnh ít quá thì phục hình làm xong không đẹp, lớp sứ mỏng quá sẽ dễ vỡ, nếu đắp dày thì dạng răng bị thô, hô… không tự nhiên.
Thông thường có các loại chuẩn bị phục hình – điều chỉnh răng – phổ biến sau:
1.Veneer toàn sứ – Laminate – Mặt dán sứ:

Ưu điểm của loại chỉ định này là mài ít mô răng, tuy nhiên loại phục hình này dễ sút ra, chịu lực ít hơn so với chỉ định loại mão sứ, do đó cần chú ý kỹ khi ăn nhai.
2. Mão sứ toàn phần hay sứ kim loại, sứ quý kim:
Đối với mão sứ do yêu cầu về thẩm mỹ và kỹ thuật nên cần chỉnh răng nhiều hơn so với veneer nhưng chịu lực tốt hơn, không sút ra và đây có thể nói là giải pháp tối ưu – lâu dài nhất. Cổ răng điều chỉnh từ 0.6 – 1 mm, thân răng từ 1 – 1.5 mm, cạnh cắn từ 1.2 – 2mm.
3. Điều chỉnh cùi răng hàm : Với răng hàm do lực nhai lên đến hàng trăm kg/cm2, nên việc điều chỉnh cần lưu ý về độ dày của phục hình và phần còn lại của cùi răng, mức độ điều chỉnh thông thường như sau:
4.Góc điều chỉnh lý tưởng:
Góc diều chỉnh lý tưởng là góc 3 độ so với phương đứng. Góc nhỏ quá sẽ khó gắn phục hình. Ngược lại khi góc lớn quá sẽ làm độ lưu kém, làm phục hình dễ bị sút ra khi gặp lực tác động mạnh.
Tuy nhiên trong một số trường hợp cần phải điều chỉnh nhiều để giảm hô, móm, giảm mức độ lệch lạc … của một hay một số răng. Trong trường hợp này BS chuyên khoa sẽ thảo luận với bạn để có quyếtđịnh sau cùng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét